UBER

UBER: TỪ MÔ HÌNH KINH DOANH ĐỘT PHÁ ĐẾN KHỦNG HOẢNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Trong một đêm đông tuyết phủ cuối năm 2008, Travis Kalanick & Garrett Camp đã rất vất vả khi cố gắng gọi taxi tại thành phố Paris hoa lệ. Một ý tưởng lóe lên trong đầu hai thanh niên trẻ để giải quyết nỗi đau cho khách hàng, giúp họ gọi xe chỉ bằng vài cú chạm (tap a button, get a ride). Và thế là UberCab ra đời tháng 3 năm 2009, sau đó đổi tên thành Uber vào năm 2011. Nhờ đi tiên phong trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ (sharing economy), tên riêng Uber biến thành danh từ chung Uberification hoặc Uberisation để mô tả sự thay đổi trong ngành nghề nào đó khi áp dụng công thức kinh tế chia sẻ.
A. TỪ MÔ HÌNH KINH DOANH ĐỘT PHÁ TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI…
Mô hình kinh doanh hiểu đơn giản là công thức kiếm tiền. Nếu cạnh tranh trực tiếp với các hãng taxi truyền thống với công thức cũ kỹ, Uber sẽ không có cửa vì hàng loạt bài toán hóc búa về chi phí mua xe, trả lương tài xế, quản lý tài sản & nhân sự… Trong thời buổi công nghệ hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống, họ đã nhanh trí áp dụng công nghệ để thay đổi hoàn toàn cách mọi người sử dụng xe của mình & của người khác. “Uber” trong tiếng Đức tương đương với chữ “above” trong tiếng Anh, nghĩa là vượt lên trên mọi tầm nhìn, mọi mong đợi. Chỉ sau 8 năm thành lập, Uber đã được định giá 69 tỷ đô, có mặt ở hơn 600 thành phố lớn trên thế giới với hơn 1 triệu tài xế, & nghiễm nhiên trở thành hãng taxi lớn nhất thế giới tuy không sở hữu bất kỳ chiếc taxi nào.
1. PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG (CUSTOMER SEGMENTS)
Mô hình kinh doanh của Uber đột phá vì góc nhìn khác lạ về phân khúc khách hàng. Không hời hợt cho rằng khách hàng chỉ là những người cần xe, Uber chia những người sử dụng xe thành 2 phân khúc chính, trong từng phân khúc lại có những nhóm đối tượng nhỏ khác nhau với những nhu cầu khác nhau:
- Người đi xe:
  • Những người không có xe riêng
  • Những người không muốn tự lái xe đi tiệc hay đi làm
  • Những người muốn di chuyển bằng những chiếc xe sang trọng & được đối xử như khách VIP
  • Những người muốn có xe với giá cả hợp lý đến rước tận nhà
  • Người lái xe:
  • Những người có xe riêng & muốn kiếm thêm thu nhập
  • Những người đam mê lái xe
  • Những người muốn được gọi là đối tác thay vì tài xế
2. ĐỀ XUẤT GIÁ TRỊ (VALUE PROPOSITION)
Hiểu rõ từng phân khúc khách hàng, Uber đã cung cấp cho họ những đề xuất giá trị, biến nỗi đau (pain) của họ thành sự thỏa mãn (gain):
- Người đi xe:
  • Thời gian chờ tối thiểu
  • Giá rẻ hơn taxi truyền thống
  • Không phải trả tiền mặt
  • Biết thời gian đến (ETA - Estimated Time of Arrival) & theo dõi được lộ trình của xe trên bản đồ theo thời gian thực
- Người lái xe:
  • Thêm thu nhập
  • Giờ làm việc linh động, có thể làm bán thời gian
  • Thủ tục thanh toán đơn giản
  • Nhận thù lao hàng tuần qua chuyển khoản, sau khi khấu trừ 25% phí dịch vụ từ Uber
3. KÊNH PHÂN PHỐI (CHANNELS)
Không cần thuê tổng đài, bãi đỗ xe cố định như taxi truyền thống, Uber hoàn toàn sử dụng công nghệ để đưa dịch vụ của mình đến tận ngón tay của khách hàng:
- Website
- Ứng dụng trên smartphone dùng hệ điều hành Android
- Ứng dụng trên iPhone (hệ điều hành iOS)

4. QUAN HỆ KHÁCH HÀNG (CUSTOMER RELATIONSHIP)
Vì khách hàng là Thượng đế, nên mọi ý kiến của họ đều được Uber ghi nhận tức thời sau mỗi cuốc xe thông qua:
- Hệ thống đánh giá, chấm điểm tài xế & phản hồi trực tiếp với công ty qua ứng dụng
- Dịch vụ khách hàng
- Mạng xã hội
5. DÒNG DOANH THU (REVENUE STREAMS)
Không hài lòng với đồng hồ tính cuốc thông thường hay dịch vụ taxi truyền thống, Uber liên tục sáng tạo ra nhiều cách khiến khách hàng phải móc hầu bao:
- Giá cuốc theo km
- Tăng giá vào giờ cao điểm, trời mưa
- Đa dạng hóa dịch vụ: UberX (xe 4 chỗ), UberTAXI (taxi khác), UberBLACK (xe sang), UberSUV (xe 7 chỗ), UberPOOL (đi chung xe), UberMOTO (xe ôm), UberCARGO (vận chuyển hàng hóa), UberEATS (giao đồ ăn)…
6. HOẠT ĐỘNG CHÍNH (KEY ACTIVITIES)
Các hoạt động chính giúp Uber xây dựng & phát triển mô hình kinh doanh của mình bao gồm:
- Phát triển & quản lý sản phẩm
- Marketing & thu hút khách hàng
- Tuyển tài xế
- Quản lý & chi trả cho tài xế
- Dịch vụ khách hàng
7. NGUỒN LỰC CHÍNH (KEY RESOURCES)
Các nguồn lực chính giúp Uber triển khai các hoạt động chính bao gồm:
- Nền tảng công nghệ
- Nguồn tài xế chất lượng được chính khách hàng kiểm định & công nhận
8. ĐỐI TÁC CHÍNH (KEY PARTNERS)
Các đối tác chính giúp Uber triển khai các hoạt động chính bao gồm:
- Tài xế có xe riêng
- Cổng thanh toán
- Nhà cung cấp dịch vụ bản đồ
- Nhà đầu tư
9. CẤU TRÚC CHI PHÍ (COST STRUCTURE)
Không cần mua xe hay thuê tài xế, Uber đã tối giản cấu trúc chi phí của mình, chỉ tập trung vào các mảng chính sau:
- Cơ sở hạ tầng công nghệ
- Lương cho nhân viên chính thức
- Chi phí Marketing & sự kiện
B. … ĐẾN KHỦNG HOẢNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÌ TĂNG TRƯỞNG BẰNG MỌI GIÁ
Với một mô hình kinh doanh sáng tạo & thông minh như vậy, Uber tăng trưởng nóng đến mức bắt đầu mất kiểm soát vào đầu năm 2017, khi những cáo buộc về quấy rối tình dục & phân biệt đối xử tại Uber bị Susan Fowler - một cựu nhân viên nữ tiết lộ trên mạng. Ngay sau đó New York Times đã phỏng vấn hơn 30 nhân viên đã & đang làm cho Uber, kết quả cho thấy môi trường làm việc ở Uber tự do đến mức kinh khủng. Lãnh đạo cấp cao được phép làm bất cứ điều gì cho dù là xúc phạm đến danh dự hay cơ thể người khác.
Văn hóa tăng trưởng bằng mọi giá trở thành con dao 2 lưỡi đẩy Uber lên nhanh & tuột dốc cũng nhanh với hàng loạt biến cố lớn từ đầu năm nay:
- Tháng 2: cáo buộc của Fowler về quấy rối tình dục & phân biệt đối xử, Google kiện Uber về việc ăn cắp các nghiên cứu về công nghệ xe tự lái khi tuyển các cựu kỹ sư của họ, lộ clip Travis Kalanick cãi tay đôi với một tài xế Uber về chính sách giá.
- Tháng 3: New York Times tiết lộ Uber đã sử dụng công cụ “Greyball” để tìm cách né tránh các lực lượng chức năng tại các thành phố muốn ngăn cản Uber như Boston, Paris & Las Vegas.
- Tháng 4: Tim Cook cảnh cáo sẽ rút Uber ra khỏi App Store nếu Uber tiếp tục vi phạm điều khoản sử dụng về việc thu thập số điện thoại của khách hàng cho dù họ đã xóa thông tin, mặc cho Uber giải thích là họ chỉ muốn ngăn chặn việc khách hàng xóa đi cài lại ứng dụng nhằm hưởng mã khuyến mãi.
- Tháng 5: Uber thông báo sẽ chi trả hàng chục triệu đô cho tất cả tài xế New York để đền bù cho việc kế toán đã tính nhầm & trả cho họ ít hơn số tiền lẽ ra họ được nhận hàng năm trời.
- Tháng 6: Travis Kalanick từ chức CEO dưới áp lực của nhà đầu tư & sau hàng loạt sự ra đi của các vị trí chủ chốt về Vận hành (Operations), Tài chính, Marketing & Kinh doanh.
Tương lai của Uber còn khá mờ mịt vì phải khắc phục những hậu quả nặng nề do văn hóa doanh nghiệp & đạo đức kinh doanh đã bị xem nhẹ trong suốt thời gian dài, trong khi các đối thủ chỉ chực chờ biến nguy của Uber thành cơ của họ. Một mô hình kinh doanh thành công chưa chắc đã bền vững nếu không lấy đạo đức kinh doanh làm nền tảng & văn hóa doanh nghiệp làm chất kết dính. Đối với mọi doanh nghiệp, tăng trưởng rất quan trọng nhưng không nên là mục tiêu duy nhất. Thứ bền vững nhất khiến doanh nghiệp tồn tại & phát triển phải là giá trị họ mang đến cho khách hàng & cộng đồng (nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, cơ quan chính quyền, xã hội…). Chính giá trị mà khách hàng & cộng đồng cảm nhận được này mới mang lại lợi nhuận, tăng trưởng bền vững & giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. Hãy cứ dấn thân để thành công, nhưng đừng bất chấp tất cả nhé các doanh nhân tài giỏi của Group QTvKN!
Nguyễn Phước Huyền Anh
Founder - CEO of KonnEd .com, trang web kết nối giáo dục (KONNecting EDucation)
Airbnb Superhost & Consultant

LÀM GƯƠNG

LÀM GƯƠNG


Có rất nhiều từ khoá trong bộ từ điển để trở thành một nhà quản trị thành công. Hôm trước mình có chia sẻ về từ khoá PHÙ HỢP, hôm nay mình xin được bàn về từ LÀM GƯƠNG vì đây là từ khoá cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn làm leader hoặc làm boss.
"Tại sao mọi người lại nghe và làm theo bạn?"
Đầu tiên là vì mục đích cao đẹp mà bạn đang hướng mọi người và bản thân tới. 
Sau đó là vì các bạn phù hợp với nhau. Để cùng nhau tạo thành một team tuyệt vời. Khuyết của người này có thể bù bằng điểm mạnh của người kia...
Và nếu bạn để ý một chút nữa. Thì người ta theo bạn là vì bạn biết làm gương. Mình lấy ví dụ: bạn có so sánh sao về 2 người sếp cùng ra nội quy đúng giờ cho công ty mình. Tuy nhiên, sau đó, một người sếp luôn luôn đi làm sớm - ít nhất là tới đúng giờ. Và người sếp kia thì đa số là đi muộn, lâu lâu có 1 buổi đi sớm lại la mắng nhân viên vì sao đi làm trễ...nếu bạn là nhân viên của 2 người sếp này. Bạn sẽ theo ai? Cống hiến cho ai?
Ví dụ khác về chuyện làm gương. Bạn luôn miệng nói nhân viên mình phải đối xử tốt với khách hàng, tôn trọng khách hàng. Nhưng giữa chốn đông người bạn la mắng nhân viên sa sả, thỉnh thoảng ko kiềm chế được bạn mắng luôn cả khách. Theo bạn, liệu nếu là nhân viên của vị sếp ấy, bạn có cống hiến và làm theo không?
Mình từ ngày "ngộ" ra được vấn đề mình thấy mình khác lắm. Bao nhiêu thói hư tật xấu tự nhiên biến mất. Vì mình biết rằng mình sẽ là tấm gương cho nhân viên noi theo. Nên nếu mình muốn xây dựng một nền móng văn hoá vững chắc cho doanh nghiệp thì bản thân mình - người CEO phải thay đổi đầu tiên.
Bạn có thấy hình bóng làm gương sáng của các nhà sáng lập & điều hành trong group mình không? Mình theo họ và phục vụ group là vì mình theo gương họ. Công việc họ bận gấp trăm lần mình tại sao họ không bỏ qua cái comment nào? Tại sao họ vẫn đều đặn viết bài? Tại sao họ luôn tuân thủ kỷ luật và nội quy? 
Mình và nhiều bạn trẻ ở đây chỉ là đang tập tành bước những bước đầu tiên để khởi nghiệp. Vậy mà chúng ta vẫn chưa tập được những thói quen tốt hay thay đổi thái độ để làm gương cho nhân viên thì làm sao doanh nghiệp mình phát triển được đây?
Mình tin rằng nếu bạn để ý một xíu những mối quan hệ xung quanh bạn đang có - bạn sẽ tìm thấy rất nhiều ví dụ về việc làm gương quan trọng như thế nào.
Mình chỉ mong sao sau khi đọc xong bài viết này. Bạn hãy trở thành một tấm gương sáng trong tất cả những việc bạn làm. Kể cả ngoài đời hoặc trong doanh nghiệp. Hãy luôn nhớ rằng mình sẽ là một CEO và lèo lái con thuyền doanh nghiệp mình. Vậy bạn muốn nó có hình thù như thế nào? Nó sẽ phản chiếu con người của bạn.
Thân ái
Trần Thị Lê Hiền

PHƯƠNG PHÁP SASHIMI

PHƯƠNG PHÁP SASHIMI
Để hiểu được phương pháp Sashimi trong bán hàng, trước hết cùng tìm hiểu về nguyên liệu, cách chế biến và cách thưởng thức Sashimi – món ăn truyền thống trứ danh đến từ đất nước mặt trời mọc.
Món tươi được cắt lát
Trong ẩm thực, Sashimi được xem là tinh hoa văn hoá Nhật đề cao sự tinh tế. Cảm giác tinh khiết có thể biến đổi từ cá hồi đến cá mực, từ cá ngừ đến thịt bò.
Sashimi được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2,5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0,5 cm (kích cỡ có thể khác nhau tuỳ vào loại nguyên liệu và người đầu bếp).
Sashimi ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị như wasabi, gừng và một số loại rau nhất là tía tô, bạc hà và củ cải trắng thái chỉ hoặc một số loại tảo biển.
Sashimi thường là món đầu tiên trong bữa ăn trang trọng ở Nhật, nhưng cũng có thể làm món chính, ăn cùng với cơm và một chén súp Miso riêng.
Miếng hải sản cắt lát, thành phần chính của món ăn, thường được bọc trong rau củ trang trí. Rau củ trang trí điển hình là củ cải trắng, củ cải Nhật (daikon) cắt sợi, cùng với một lá tía tô .
Các loại nước sốt đơn giản ăn với sashimi, như là sốt shoyu và wasabi.
Nhiều người Nhật cho rằng sashimi, theo truyền thống được xem là món cá hảo hạng của ẩm thực Nhật, phải được ăn trước để tránh các món có mùi nặng làm ảnh hưởng đến khẩu vị.


Phương pháp Sashimi được áp dụng trong việc giải quyết từ chối của khách hàng khi họ nhận thấy giá sản phẩm cao quá (so với túi tiền của họ hoặc sản phẩm cùng loại khác).
Đầu tiên là nghiệp vụ “thái lát” giá bán thành những miếng mỏng giúp khách hàng dễ thưởng thức hơn.
Ví dụ, chiếc khẩu trang có giá lên đến 60.000 đồng (loại thường chỉ 15-20 ngàn đồng), có thể được “thái lát” thành: chỉ 2.000 đồng/ngày trong vòng 30 ngày.
“Chỉ 2 ngàn đồng mỗi ngày, anh có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân khỏi khói bụi và ô nhiễm”.
Một chiếc đầm giá 3 triệu đồng, người bán hàng khéo léo có thể “thái lát” thành: chỉ 100.000 đồng/ngày trong vòng 30 ngày.
“Mỗi ngày mình để dành 100 ngàn bỏ ống là cuối tháng mình hòa vốn được cái váy này rồi đó chị”.
Ví dụ khác trong lĩnh vực internet, rất hay gặp các hình thái “thái lát” giá cước do sản phẩm là dịch vụ khó định hình (cầm, nắm) mà cước phí theo tháng, quý hay năm lại có vẻ “quá cao”. Các gói cước dịch vụ thường được “thái lát” rất mỏng, chẳng hạn như “chỉ 5.000 đồng/SMS/10 lần tải nhanh trong vòng 12 giờ” hay “chỉ 2.000 đồng/ngày để xem phim thả ga trên điện thoại”…

Với phương pháp Sashimi, sau khi đã “thái lát” giá cả để phần nào giúp khách hàng giải toả được áp lực tài chính, hãy “trang trí thêm rau củ và đồ chấm đi kèm”. Hãy giới thiệu trọn vẹn các giá trị đi kèm của sản phẩm, để khách hàng cảm thấy sản phẩm mình rất đáng đồng tiền bát gạo.
“Khẩu trang này không dùng sợi bông hóa học tẩm than hoạt tính mà dùng chính những sợi hoạt tính. Lớp sợi hoạt tính được dệt từ các sợi ái dầu siêu nhỏ bằng công nghệ đặc biệt và không dùng chất kết dính, khoảng cách giữa các sợi rất nhỏ. Do vậy, nó có thể giữ được nhiều hạt bụi có kích thước rất nhỏ”.
“Chiếc đầm này may bằng vải cao cấp nhập khẩu từ Hàn Quốc, chất mịn, thoáng, co giãn tốt, không nhăn, lại bền màu. Thi thoảng mình đầu tư một chiếc để mặc dịp quan trọng cho sang chị ạ”.
“Gói cước xem phim này sẽ được miễn cước data, miễn phí 3G”, “Gói tải nhanh này sẽ vô cùng tiện lợi vì bạn không cần đăng nhập hay đăng kí mà có thể tải không giới hạn”…
Cuối cùng là thôi thúc khách hàng phải hành động ngay.


“Chỉ còn 2 ngày nữa là hết thời gian khuyến mại mua khẩu trang với giá chiết khấu 50% như thế này thôi anh ạ”.
“Đây là 1 trong 2 chiếc đầm cuối cùng trong bộ sưu tập xuân hè rồi. Hết đợt này bên em không thiết kế nữa để tránh đụng hàng chị ạ”.
“Nếu chị không mang đủ tiền thì chỉ cần đặt cọc 500 ngàn đồng. Em giữ đầm lại cho chị nhé”.
Có thể uyển chuyển “thái lát”, thái thật nhỏ, theo nhiều cách, cho đến khi vừa “ăn”
Ví dụ 1 khoá học nấu ăn trị giá 3 triệu đồng, học trong 6 buổi. Thay vì “thái lát” còn 500 ngàn đồng/buổi, ta “thái lát” tiếp. 6 buổi học được 12 món, vậy là mỗi món chỉ có 250 ngàn đồng. “Đi ăn món đó ở nhà hàng 1 lần cũng gần bằng giá đó rồi. Mình học về trổ tài được bao nhiêu lần cho gia đình cùng thưởng thức”.
Các bạn đừng quên 1 mẹo nữa: Quy số tiền đã được “thái lát” thành 1 món hàng quen thuộc nào đó. Ví dụ: 3 ngàn đồng chỉ bằng ly trà đá, 30 ngàn đồng chỉ ngang tô phở hay 200 ngàn đồng tương đương 1 buổi xem phim ở Vincom.

HÃY ĐỌC NÓ, KHI BẠN THẤY MÌNH CẦN CỐ GẮNG

HÃY ĐỌC NÓ, KHI BẠN THẤY MÌNH CẦN CỐ GẮNG
  1. Nghĩ những điều người khác không nghĩ, làm những điều người khác không làm, bạn sẽ có được những điều người khác không có.
  2. Một số người chỉ nằm mơ về sự thành công, trong khi số khác tỉnh dậy và làm việc chăm chỉ để đạt được nó.
  3. Khi bạn có tiền trong tay, chỉ có bạn quên mất bạn là ai. Nhưng khi không có đồng nào, cả thế giới sẽ quên mất bạn. Đời là vậy.
  4. Thay vì quên sạch những thất bại tồi tệ, thì bạn hãy nhớ thêm những chuyện tốt lành.
  5. Nếu bạn muốn biến một công việc dễ dàng trở nên cực kỳ khó khăn, bạn chỉ cần tiếp tục trì hoãn việc đó.
  6. Cuộc sống giống như bạn chạy xe đạp, để giữ được thăng bằng bạn phải luôn di chuyển.

NGHỆ THUẬT LÀM LÍNH

Ờ thì, nếu mà mình đang mần Nhân viên của ai đó, cấp dưới của ai đó mà mình chỉ chăm chăm nghiên cứu về Nghệ Thuật Lãnh Đạo miết rồi quên đi hiện tại thì có khi ngày đó sẽ ko bao giờ tới.

Cho nên cái xì-ta-tút này, mình muốn cùng mọi người xây dựng hình dáng một người cấp dưới trong mơ, một nhân viên có thái độ và cách thức làm việc mà mọi Sếp đều thèm...rõ dãi!
Nghệ thuật làm lính

Nói thì nghe có vẻ ghê gớm, tuy nhiên có lẽ mấy anh chị lớn cũng sẽ đồng ý với mình rằng là tựu chung lại thì phẩm chất, giá trị lớn nhất của một người Nhân viên cấp dưới vẫn là 3 từ: ĐÁNG TIN CẬY phải hôn?!

Chiêu "thấu hiểu" Sếp
Nói tin tưởng một người nghĩa là người ta tin vào 2 thứ: con người và năng lực. Thiếu một trong hai thì rất khó xài, mà càng khó xài thì khi khởi nghiệp hoặc làm Sếp, người đó sẽ lại chăm chăm vào việc...xài nhân viên cho nên cái phần quản trị doanh nghiệp sẽ cực kỳ khó khăn.

Bạn không thể xây dựng được một Doanh nghiệp thành công chỉ với khả năng chuyên môn, hoặc bạn sẽ phải trực tiếp điều hành cả đời, không thể chuyển giao được để mà ngao du thiên hạ. Vì khi còn làm cấp dưới người ta, bạn chưa bao giờ tỏ ra đáng tin cậy cho nên khi làm Sếp bạn làm gì có khả năng tin được ai 100% để mà giao lại công ty cho dù chỉ là một vài tuần hỉ?!

Lắm tài mà nhiều tật quá thì...cũng như không.
Tài năng thì ít mà Tài...Lanh thì nhiều là vứt.
Trung thành tuyệt đối mà ko biết kiểm soát cảm xúc, ko biết tạo ra sự chắc chắn trong công việc thì trung thành để làm gì?!
Không có khả năng xem công ty như là của mình thì nói chi đến "màu cờ sắc áo"?!
Đại khái là rất ít nhân viên hiểu được mấy cái gạch đầu dòng ở trên nó...ngăn cản Sếp đặt niềm tin vào mình dữ lắm, cái rồi suốt ngày hờn dỗi, muộn phiền, u sầu các kiểu. So sánh với "Sếp nhà người ta" này nọ đồ mà ko biết rằng mình có "qua bển" một thời gian thì tình cảnh cũng....y chang.
(Đời làm lính chỉ thay đổi khi ta chịu thay đổi hí...hí...)

Mọi thứ luôn bắt đầu từ suy nghĩ. Suy nghĩ thấu đáo và đúng đắn thì làm gì cũng hiệu quả.
Chia sẻ một chút về kinh nghiệm làm lính của mình nhé. Ngày xưa cho đến tận bây giờ mình đều làm như vậy, các bạn trẻ tham khảo thử

Nghệ thuật làm lính "chuyên nghiệp"

1. Hiểu đúng: dù là ở vị trí nào thì mức độ kỳ vọng của Sếp dành cho mình cũng sẽ phù hợp với vị trí đó, cho nên hãy chỉ tập trung vào hiện tại. Không làm tốt trách nhiệm của mình mà suốt ngày đòi "chia sẻ" với Sếp toàn chuyện lớn lao là một bi kịch thặc sự.

2. Xác lập mục tiêu phù hợp: như đã nói, mọi thứ mình thể hiện dù là bên trong hay ngoài công ty đều chỉ mong được thừa nhận bằng 3 từ ĐÁNG TIN CẬY. (Khách hàng, đồng nghiệp và dĩ nhiên là Sếp).

3. Làm rõ vài thứ:
- Hiểu rõ chức năng, vai trò của mình trong Doanh Nghiệp. Để chịu trách nhiệm 100% những gì liên quan đến mình chớ chi?!
- Làm rõ kỳ vọng của Sếp dành cho mình tại thời điểm đó là nó ở mức nào: một là để tìm cách làm VƯỢT MỨC KỲ VỌNG của Sếp, hai là để tự bảo vệ mình (nhiều mợ Sếp kém cái món kiểm soát cảm xúc, mệt người là mắng mỏ Nhân viên bất chấp, hey...you, trừ cái mặt em ra nhoé).

4. Tập luyện cho Sếp biết cách làm việc với người như mềnh:
- Mỗi cuộc họp, mỗi lần nhận nhiệm vụ mình đều hỏi rất kỹ: tại sao? mục tiêu chính là gì? thời hạn cuối? như thế nào là đạt yêu cầu v..v..(thực tế là nhiều Sếp kém về khả năng truyền đạt, nhưng nếu mà mình hiểu sai và làm sai thì lỗi là do...mềnh nhé).
- Xác lập quyền hạn: em được quyền quyết định tới đâu trong việc này? Cái gì thì bắt buộc phải hỏi Sếp? V..v...
- Luôn cho Sếp cơ hội thứ 2: nếu cảm thấy cần hỗ trợ hay không kịp tiến độ thì phải nói trước bao nhiêu đó để Sếp còn ra tay giúp đỡ, chớ đợi tới hạn hoàn thành rồi mới tại..thì...mà...là, lý do lý trấu thì người ta còn có thể làm gì được nữa? Sếp xem thường mình thì quá...trúng.

Nghệ thuật làm lính - chiêu "lấy lòng" Sếp

- Tạo cảm giác tin tưởng tuyệt đối khi Sếp giao việc: do mình luôn hỏi rất kỹ, đã nhận việc là quyết tâm hoàn thành, chịu trách nhiệm toàn bộ không bao giờ đổ thừa cho bất kỳ ai , biết chủ động lập kế hoạch làm việc hiệu quả cho nên một lần, hai lần, ba lần....mỗi khi mình nói: "Dạ, để đó em làm" là Sếp an tâm đi...ngủ, đi chơi, đi mần quan hệ thoải mái he..he...
- Thể hiện sự sẵn sàng cho những nhiệm vụ mới: đầu tiên là phần báo cáo phải chuẩn mực, đừng bao giờ đợi Sếp hỏi về kết quả công việc của mình rồi mới báo cáo. Sau đó, cứ theo "hỏi": Sếp có việc gì khác giao cho em hôn? Có việc gì bự hơn hôn? Khó hơn hôn?
(Chả nhẽ thêm việc cao hơn, khó hơn, quan trọng hơn mà ngừơi ta ko thăng chức và tăng lương cho mềnh thì coi sao đặng hè?!).
- Giữ thái độ tích cực: lạc quan, vui vẻ, hăng hái với tất cả mọi người và trong công việc (mệt thì xin nghỉ, chán thì đổi việc), chớ làm mà lúc nào cũng căng thẳng hoặc ủ rủ thì tự hiểu ha.
- Giữ tinh thần ham học hỏi mỗi ngày. (Không ham học thì ai mà ham dạy mềnh?!)

Kết: dù thế nào thì ta luôn có QUYỀN LỰA CHỌN, nếu mình quyết định rời bỏ công việc thì không ai có thể ép mình được, nếu mình đang làm hẳn là có lý do rồi. Cho nên, nếu trong đầu bạn đang xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực về Sếp, về Công ty v..v..thì cũng không cần phải nói ra.

ST

Ý NGHĨ CỦA MỤC TIÊU

Có hai anh em nhà nọ quyết định đào một cái hố sau nhà. Trong khi hai anh em đang đào, có vài cậu bé hàng xóm đi qua và dừng lại xem.

– Các cậu làm gì vậy? – Một cậu hàng xóm hỏi.

– Bọn tớ định đào một cái hố xuyên qua trái đất! – Người em hồ hởi trả lời.

Các cậu bé hàng xóm ôm bụng cười chế giễu và nói với hai anh em rằng việc đào một cái hố xuyên qua trái đất là điều không thể.

Sau một lúc im lặng, người anh đưa cho các cậu bé hàng xóm xem một chiếc lọ đựng đầy nhện, giun và các loại côn trùng. Cậu nói với giọng bình thản và đầy tin tưởng: “Cho dù bọn tớ không đào được một cái hố xuyên qua trái đất, nhưng các cậu có thấy những thứ bọn tớ có được trong khi đào có tuyệt vời không”.

Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Chỉ có hạnh phúc mới đem lại sự thành công. Nếu bạn yêu những gì mình đang làm, điều đó có nghĩa bạn đã thành công.
Mục tiêu của hai cậu bé quá xa vời, nhưng chính nhờ có mục tiêu mà hai cậu đã đào cái hố một cách hăng say. Và đó cũng chính là ý nghĩa của một mục tiêu: nó thôi thúc ta tiếp bước trên con đường đã chọn.

Không phải mọi mục tiêu đều có thể đạt được. Không phải mọi công việc đều kết thúc thành công. Không phải mọi mối quan hệ đều bền vững. Không phải mọi hy vọng đều đến bến đến bờ. Không phải mọi tình yêu đều là mãi mãi. Không phải mọi giấc mơ đều thành hiện thực.

Nhưng khi bạn chưa đạt được điều mình muốn, bạn có thể tự hào nói, “Đúng vậy, tôi chưa đạt được điều tôi muốn. Nhưng những gì tôi có được trong cuộc hành trình đi đến mục tiêu của mình, những gì tôi có được từ sự cố gắng của bản thân thật là tuyệt vời!”

Có câu nói: “Thành công không phải là một đích đến mà là cả một cuộc hành trình”. Và em Huyền tin rằng, không phải là cái đích ở cuối con đường, mà chính là niềm vui ta có được trong cuộc hành trình mới thực sự là điều quan trọng.

Trân trọng

BÀI 3 CHỌN BẠN LÀM ĂN - KỸ NĂNG STREET SMART (SS)

Đây là kỹ năng quan trọng nhất mà một người làm ăn cần có. Smart khác với intelligent ở chỗ là Intelligent thì IQ (chỉ số thông minh) phải cao, nhưng smart thì IQ và EQ (chỉ số cảm xúc) đều phải tương đối. Smart là thông minh thực tế, còn intelligent là thông minh hàn lâm. Ví dụ nói she is very intelligent, tức cô ấy học rất giỏi, nhưng nói she is very smart thì cô ấy phải biết phản ứng lại một cách thông minh, chứ không phải chỉ đưa cặp mắt cận nhìn đắm say người hỏi.

Street là đường phố. Như vậy SS chính là sự thông minh lanh lợi MÀ MÌNH CÓ ĐƯỢC từ đường phố. Đường phố có ai? Loại người gì có mặt ở trên phố? Ai cũng có. Chính vì vậy, việc ra phố và va chạm với đủ thể loại người, sẽ giúp mình có được SS.

Mọi doanh nhân thành công trên thế giới đều có SS. Ông A từng phải gõ cửa từng nhà bán tủ lạnh mới trở thành ông chủ nhà máy sản xuất điện tử lớn. Ông B phải từng làm cò đất kiếm chút hoa hồng trước khi có được hàng chục khu công nghiệp…Chính “street” đã dạy các ông ấy phải làm sao để kiếm tiền, và không mất tiền một cách “smart” nhất.

Các bạn nhớ câu chuyện “du hạc sinh và chuối hóa” chứ? Có anh tiến sĩ tài chính, mấy chục năm chưa về nước, vừa xuống sân bay ngơ ngác hỏi Bình Thạnh cách Tân Sơn Nhất bao nhiêu dặm hả em, thế là bị nó chạy vòng vòng mất hết mấy triệu. Vì anh tiến sĩ ấy quen sống trong tháp ngà, tốt nghiệp tiến sĩ, rồi vô các tòa cao ốc ở New York Paris, toàn gặp người mặc vét và nói chuyện đòn bẩy tài chính, chỉ số ROI riếc, nên đến một nước đang phát triển, nửa đêm nửa hôm, gặp anh lái taxi thì việc kể lể tôi là Việt Kiều 20 năm chưa về nước, tôi ôm một cục tiền về nước làm ăn, tôi giàu có thế này thế kia…thì bị nó chém đẹp là đúng rồi. Nên nhiều bạn đi chơi ở các nước như châu Phi chẳng hạn, về chê thế này thế kia vì các bạn không có SS. Ở cái xã hội đó, nó sẽ phải như vậy, xã hội đang phát triển cần thời gian để được tốt hơn, mình phải quen với nó, tự mình điều chỉnh cho phù hợp.

Các bạn cũng nhớ chuyện ở Davao? Tony đi vào một thị trấn trong núi rất xa thành phố, và nửa đêm check-in khách sạn, trên tường khách sạn vẫn còn vết đạn loang lổ của các lần chạm súng với lực lượng bắt cóc? Lúc đó, nếu mình tỏ ra đỏm dáng, nói tôi là doanh nhân đi đầu tư, có phòng VIP hem, có spa hem…thì nửa đêm nó vô bắt cóc ráng chịu. Còn nếu chỗ nguy hiểm mà ai hỏi, mình nói tôi là sinh viên đi du lịch, sẽ là sự an toàn cho tính mạng mình. Hay ở sân bay, người ta nhờ xách giùm hành lý qua cổng an ninh, chớ dại mà giúp đỡ. Ai biết trong đó có cái gì, lỡ ma túy thì sao. Nếu qua trót lọt thì tới kia, nó xin lại, mình chẳng được gì. Nếu không qua thì mình là người dính chưởng. Nếu người đó không đủ sức mang cái giỏ đó qua cổng an ninh, thì chẳng có khả năng xách cái giỏ đó từ nhà lên sân bay. Nên mình phải phán đoán chứ không phải ai cũng giúp. Kiểu ra nước ngoài gặp khủng bố làm rơi súng, nhặt lên đưa cho nó, nói súng của chú nè, lần sau cẩn thận hơn nghen chú.

Cách đây chục năm, có một sinh viên sang London học thạc sĩ. Nửa đêm, anh xuống tàu điện ngầm để đi về nhà, và vẫn như mọi khi, anh đứng chờ tàu ở vạch màu vàng cách đường ray 1m30. Lúc đó đã rất khuya, đang đứng thì có nhóm thanh niên người bản xứ đi nhậu về, say xỉn, đứng chung đợi tàu. Rồi họ đùa giỡn, đẩy anh xuống đường ray trong lúc tàu vừa tới. 12 năm phổ thông cha đưa mẹ rước, 4 năm đại học sáng đến trường chiều về nhà, anh không biết là với nhóm thanh niên say xỉn, mình không nên dây vào họ, không nên đứng gần họ. Nên các bạn trẻ cần có SS, để đảm bảo tính mạng cho bản thân mình, đặc biệt khi xa xứ, một mình…

Có nhiều bạn trẻ lâu lâu ra phố chơi, gặp bọn giang hồ vặt, nó chửi ví dụ ĐỤ MẸ, cái ngơ ngác hỏi chú ơi đụ mẹ nghĩa là gì? Vì xưa nay ở trường không ai nói, ở nhà thì bị cấm tiệt, đọc sách báo thì chỉ viết tắt là Đ.M, cứ tưởng Đan Mạch. Cái lấy Iphone ra mở từ điển ra dò nghĩa, bị giật mất ĐT, đứng khóc vang dội. Cho nên các bậc phụ huynh cứ mạnh dạn giáo dục cho con cái mình, từ đấy là xấu, không nên nói, nhưng không nên cách ly, phải cho ra phố. Vì có cách ly mãi được đâu. Mình không nói nhưng sẽ có người nói. Có nhiều người ra đường, đụng xe với mấy thằng choai choai, bèn xuống xe “làm cho ra lẽ”, “dạy cho bài học”…Nhưng vấn đề là có làm cho ra lẽ với bọn nó được không, hay tranh cãi một hồi thì nó đâm cho một phát. Nó đang tuổi nổi loạn, có biết sai biết đúng là gì, lại lúc điên tiết nữa. Tiết là máu, điên tiết là máu điên, máu này chảy lên não thì có biết gì nữa mà “ý thức giao thông” với “con nhà giáo dục, học lớp mấy”. Nên tránh bỏ đi, tránh voi chẳng xấu.

Trong làm ăn cũng vậy. Mình có SS để biết lúc nào cương, lúc nào nhu. Chứ hẻm phải cương miết, đứt mạch máu chết à. Còn nhu miết, nhũn miết thì làm ăn gì? Ví dụ. Giả sử cá lớn cắn câu, mình cố giật như thông thường, kết quả là dây câu sẽ đứt, cần sẽ gãy. Con cá đấy với lưỡi câu trong miệng, mấy ngày sau cũng sẽ chết. Hồ nước sẽ thối vì xác cá phân hủy. Cả ba đều lose-lose-lose, mất hết. Trong khi đó, với người có SS, họ sẽ thả dây ra lúc cá lớn cắn mồi. Để cá chạy vòng quanh, rồi từ từ thu dây câu lại. Rồi cá lại vùng lên, rồi mình lại thả ra rồi thu lại. Một hồi cá mệt, cái mình kéo lại gần bờ, dùng vợt vớt lên. Cần câu thì vẫn nguyên vẹn, con cá thì vẫn sống nếu được tháo lưỡi ra, thả lại dưới hồ hay đem bán đều có giá trị kinh tế, hồ nước vẫn trong xanh. Cả ba đều win-win-win, thắng hết.