Hiển thị các bài đăng có nhãn kinhnghiemhay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinhnghiemhay. Hiển thị tất cả bài đăng

SỨC MẠNH CỦA CẢ ĐỘI SẼ BỊ TÁC ĐỘNG BỞI MẮT XÍCH YẾU NHẤT

SỨC MẠNH CỦA CẢ ĐỘI SẼ BỊ TÁC ĐỘNG BỞI MẮT XÍCH YẾU NHẤT

Chúng tôi vừa trải qua chương trình lãnh đạo đội nhóm rất đặc biệt. Trước đây tôi rất tự tin về khả năng lãnh đạo của mình nên khi được mọi người giao làm Team Leader tôi đã nhận và thực hiện theo cách mà tôi vẫn làm. Đội của chúng tôi có 3 nam, 3 nữ. 3 Nam chơi được nhiều môn thể thao trong đó có 1 bạn rất mạnh còn 3 bạn nữ hơi nhỏ con và yếu nên khi tham gia trò chơi có phần yếu kém. Ngay ngày đầu tiên chúng tôi đã gặp vấn đề vì cả đội chỉ thắng được 1 trận. Lúc đó tôi vẫn dùng phương pháp khích lệ động viên như thường lệ để khích lệ tinh thần các bạn trong nhóm. Một bạn nữ trong nhóm đã yêu cầu tôi họp team để tìm giải pháp để cả đội dành chiến thắng chứ không bỏ qua như vậy. Cả đội họp lại và thống nhất cần tập luyện nhiều hơn. Các bạn nam huấn luyện cấp tốc cho các bạn nữ. Lần đầu tiên tôi cảm nhận mình có gì đó sai sai trong cách lãnh đạo.
Hàng ngày, chúng tôi đến từ 6 giờ sáng và tranh thủ tập 45 phút đầu giờ để tập luyện trước khi vào học. Tôi rất xúc động khi nhìn các bạn nữ luyện tập. Tôi rất hạnh phúc vì đội nhóm của mình đã rất nỗ lực. Có bạn nữ luôn bắt chúng tôi sửa từng động tác để sao cho tốt hơn, có bạn thì bầm dập cả ngón tay nhưng vẫn nén đau để nỗ lực cùng đồng đội. Bạn cuối cùng và cũng là nhỏ tuổi nhất, tôi biết bạn ấy rất sợ nhưng vẫn dám nhận nhiệm vụ khó khăn nhất ghi bàn cho cả đội nữ. Số trận thắng của chúng tôi dần được cải thiện qua từng ngày.
Ngày cuối cùng, cũng là ngày quyết định khi các đội thi đấu với nhau. Trước trận đấu tôi lờ mờ nhận ra điểm yếu của đội không nằm ở 3 bạn nữ mà nằm ở chính bạn nam chơi tốt nhất đội. Ngày trước khi thi đấu, Bạn ấy không tập trung tuân thủ chiến thuật của cả đội. Và rồi chúng tôi thua 2 trận liên tiếp mà có một phần không nhỏ từ chính sự không tuân thủ chiến thuật của bạn nam mạnh nhất đó. Điều tệ hại nhất là khi chúng tôi có cơ hội để quay lại cuộc chơi thì chúng tôi đã mất lòng tin ở nhau. Thật đau đớn vì tôi đã không hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo của mình. Nhìn đội chiến thắng tôi nhận ra mình ngộ ra bài học rất lớn mà THẦY đã dạy nhưng mãi mà mình không hiểu. Ngày hôm trước chính các thành viên trong đội chiến thắng đã to tiếng khi đồng đội không nố lực. Họ tỏ thái độ gay gắt khi một đồng đội không tập trung. Chúng tôi và nhiều đội khác đã từng thắng họ nhưng hôm nay họ thật mạnh mẽ và đoàn kết. Chủ công của họ bị trấn thương tưởng như không thể thi đấu nhưng họ vẫn cùng nhau nỗ lực hết mình để dành chiến thắng. Nhìn họ chiến thắng làm tôi xúc động.
Lần đầu tiên chúng tôi đã ngồi lại và thẳng thắn tự phê bình, phê bình một cách gay gắt, thẳng thắn với nhau – đây là cách mà tôi chưa bao giờ áp dụng. Tôi đã biết mình sai ở đâu – Tôi chính là Mắt xích mạnh nhất nhưng lại là điểm yếu nhất của cả đội. Tôi đã là ông bầu của những đội bóng XHCN trước đây, thắng trong giao hữu và thua trong giải bởi vì Tôi quá NICE và không muốn làm tổn thương ai. Bây giờ tôi đã hiều “Đòi hỏi người khác nhiều hơn mức độ họ đòi hỏi bản thân” mà Thầy dạy là như thế nào.
Em cám ơn Thầy đã giúp Em thay đổi và luôn cám ơn Thầy vào tất cả các buổi sáng khi em thức dậy.

KỶ LUẬT GIÚP BẠN ĐẠT ĐƯỢC GÌ ?

KỶ LUẬT GIÚP BẠN ĐẠT ĐƯỢC GÌ ?



Dear anh em Yuppies yêu thương,
Sáng nay, khi tìm hiểu sự thành công của một tập đoàn hàng đầu Việt Nam hiện tại. Linh đã phát hiện ra một trong những chìa khóa quan trọng mang đến sự thành công của họ là tinh thần thượng tôn kỷ luật.
Linh chia sẻ thêm cho anh em sự kỷ luật sẽ giúp anh em đạt được điều gì và tấm gương kỷ luật từ quốc gia hàng đầu thế giới Nhật Bản.
---
Muốn vươn tới thành công? Hãy kỷ luật với bản thân!
"Kỷ luật chính là tự do" - Có thể bạn sẽ không đồng ý với phát biểu trên và chắc chắn nhiều người cũng thấy như thế. Người ta thường cho rằng kỷ luật là một từ kinh khủng và nó đồng nghĩa với việc mất tự do.
Thực tế thì ngược lại, nhà giáo dục nổi tiếng Stephen R. Covey đã nói rằng “người vô kỷ luật sẽ chỉ là nô lệ cho cảm xúc, sự thèm muốn và say mê.” về lâu dài, người vô kỷ luật sẽ thiếu đi sự tự do mà bản thân có được vì tính bừa bãi.
Kỉ luật bản thân là hành động dựa vào lý trí thay vì cảm xúc nhất thời của bạn. Nó là việc vượt qua lòng ham thích và và nỗi sợ trong hiện tại vì mục đích ý nghĩa hơn cho cuộc sống. Vì thế, tính tự kỷ luật giúp cho bạn:
- Tiếp tục thực hiện các ý tưởng trong công việc khi sự nhiệt tình, hăng hái ban đầu đã bị xuống dốc.
- Đi đến phòng tập khi bạn muốn nằm dài và xem TV.
- Dậy sớm để làm những việc bạn phải làm trong ngày.
- Nói “không” với việc ăn uống bừa bãi.
- Tự kiểm soát sự "nghiện ngập" với mạng xã hội.
Tính tự kỷ luật từng là điểm yếu của phần lớn chúng ta, kết quả hiển nhiên là bạn sẽ thấy mình thiếu khả năng để làm vô số việc mà mình muốn. Chẳng có ai muốn chui ra khỏi chăn trong một ngày rét buốt, nhưng ham muốn ấy nên chịu sự kiểm soát bởi lý trí có mục đích của mỗi người.
Phải hiểu chính mình trước
Tự kỷ luật nghĩa là hành xử theo điều mà bạn thấy là tốt nhất, bất kể cảm xúc của bạn trong hiện tại ra sao. Chính vì thế đặc điểm đầu tiên của sự tự kỷ luật là phải tự nhận biết. Bạn cần quyết định xem hành động nào sẽ là tốt nhất cho mục tiêu và giá trị của bạn. Quá trình này cần xem xét bên trong bản thân bạn, để hiệu quả nhất thì bạn nên viết nó ra.
Khuyên bạn nên dành thời gian viết ra mục tiêu, mơ ước và tham vọng của mình. Tốt hơn nữa thì hãy viết ra mong muốn lớn nhất đời mình. Việc viết ra như vậy giúp bạn hiểu rõ hơn mình là ai, thứ mà mình mong muốn và những giá trị với chính mình.
Nhận thức thế nào là thiếu kỷ luật
Tự kỷ luật phụ thuộc vào việc nhận thức cả cái bạn đang làm và không đang làm. Bởi lẽ, nếu bạn không nhận thức được hành động của mình là thiếu kỷ luật thì làm sao bạn có thể hành động khác đi được cơ chứ?
Khi bạn bắt đầu xây dựng tính tự kỷ luật, bạn sẽ nhận thức thấy mình đang làm những việc vô kỷ luật – ví dụ như cắn móng tay, bỏ tập thể dục, phá vỡ chế độ ăn kiêng hoặc kiểm tra facebook và mail liên tục.
Phát triển tính tự kỷ luật cần có thời gian, tuy nhiên chìa khóa ở đây là bạn phải nhận thức được hành vi thiếu kỷ luật của mình. Dần dần nhận thức này sẽ đến sớm hơn, nghĩa là thay vì thấy sự vô kỷ luật của mình trong khi đang làm những việc đó thì bạn sẽ nhận thức được điều đó trước khi bạn hành động như vậy. Nó tạo cơ hội cho bạn ra quyết định hành động đúng với mục tiêu và giá trị của mình.
Tự đưa ra cam kết
Không chỉ là viết ra mục tiêu và giá trị của bản thân. Bạn cần phải có sự cam kết bên trong chính bản thân đối với những điều đó. Nếu không, khi chuông đồng hồ reo lúc 5h sáng thì bạn sẽ thấy chẳng hại gì nếu bấm nút tắt và tự nhủ “thêm 5-10 phút nữa thôi”. Hoặc khi nhiệt huyết và tinh thần ban đầu đã đi xuống, bạn sẽ thấy rất khó khăn để hoàn thành đến cuối kế hoạch của mình.
Nếu bạn đang giằng co với sự cam kết, hãy quả quyết rằng bạn cần theo đuổi những gì mình đã nói là sẽ làm - bao gồm lúc bạn nói như thế và cách mà bạn đã cam kết.
Can đảm để đổi lấy những gì tốt đẹp hơn
Không hề sai khi nói tự kỷ luật là một việc cực kỳ khó. Cảm xúc, sự thèm muốn và si mê là một lực cản rất lớn. Chính vì thế sự tự kỷ luật phụ thuộc rất nhiều vào sự can đảm.
Đừng giả vờ việc gì đó là dễ dàng đối với bạn trong khi thực tế nó rất khó khăn và gian khổ. Thay vào đó, hãy tìm kiếm lòng can đảm để đối mặt với khó chịu và mệt mỏi. Hãy bồi đắp dần bởi những chiến thắng bản thân nhỏ nhặt, sự tự tin của bạn sẽ lớn mạnh hơn và lòng can đảm để có được tính tự kỷ luật sẽ đến dễ dàng hơn.
Cái giá của sự kỷ luật ít hơn nhiều so với sự hối tiếc
Hãy khắc ghi câu nói này khi đang cảm thấy do dự hoặc sắp làm gì đó sai trái. Bạn có thể mất một vài năm của hiện tại để đổi lấy 20, 30 năm hay thậm chí là toàn bộ năm tháng còn lại của cuộc đời mỉm cười trong mãn nguyện.
Hoặc ngược lại, thả mình trôi vô định và không thuộc về bất cứ khuôn khổ nào hết tuổi trẻ? Cho cùng, đó là cách nghĩ và quan điểm của bạn. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh chưa có bất kì tấm gương thành công nào lại không kỉ luật và nghiêm khắc với bản thân.
Người Nhật nổi tiếng nghiêm khắc trong công việc, nhưng chính sự nghiêm khắc đó đã mang đến cho họ những thành công.
1. Không nói từ “không” dù không thích
Nếu như trong văn hóa phương tây thì việc chúng ta thường từ chối thẳng thừng những điều bản thân không thích là điều thường được khuyến khích thì ở phương Đông, điều đó sẽ dễ làm phật lòng đối tác. Người Nhật không làm vậy, cho dù không thích họ sẽ tìm cách nói giảm, nói tránh, không đi thẳng vào vấn đề. Nếu không thể nói nhẹ nhàng, bóng gió họ sẽ nói rõ ràng hơn nhưng rất thận trọng để không làm đối tác phật ý.
Điều đó thể hiện sự tôn trọng người khác và chứng tỏ rằng họ đã lắng nghe người khác rất cẩn thận trước khi quyết định nói ra.
2. Luôn luôn đúng giờ
Trong các cuộc hẹn, họp hay kể cả gặp gỡ thân mật, người Nhật thường đến sớm vài phút vì không muốn để người khác phải chờ mình. Việc đến sớm hay đến đúng giờ thể hiện sự tôn trọng đối với đối tác hay bạn bè. Nếu bạn nghĩ đơn giản rằng đến muộn một chút cũng không sao, điều đó thậm chí còn làm tăng giá trị bản thân thì thật sự sai lầm. Hãy đặt bản thân vào người đối diện: Bạn có thật sự thoải mái khi phải chờ người khác hay không?
Hãy tập thói quen đúng giờ trong các cuộc hẹn, vì việc này sẽ giúp bạn hình thành thói quen kỷ luật trong công việc và cuộc sống.
3. Luôn giữ “ấm” cho mọi mối quan hệ
Chúng ta thường chỉ liên lạc với nhau khi có việc cần nhờ giúp đỡ, còn những lúc bình thường thì không hề quan tâm. Người Nhật Bản không như vậy, họ coi trọng những mối quan hệ vì vậy họ luôn biết cách giữ “ấm” cho các mối quan hệ này bằng cách thường xuyên gọi điện thoại, gửi thư, fax, email, hẹn gặp trực tiếp nếu có thời gian… Việc làm này được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng. Vì vậy, hãy học cách của người Nhật, đừng bỏ quên các mối quan hệ quá lâu, sẽ có một ngày chúng ta cần tới sự giúp đỡ của họ.
4. Tôn trọng danh thiếp
Khi một ai đó đưa danh thiếp của họ cho bạn cũng giống như họ đang giới thiệu bản thân họ với bạn vì vậy đừng hờ hững đưa một tay ra nhận và mắt nhìn đi chỗ khác, hãy nhận danh thiếp bằng hai tay và mỉm cười với họ điều đó thể hiện rằng bạn tôn trọng.
Đối với người Nhật, khi nhận danh thiếp từ một người khác họ sẽ nhận bằng cả hai tay và cuối người thấp xuống tỏ vẻ sự tôn trọng và đọc danh thiếp một cách cẩn thận. Tiếp đến họ sẽ bỏ danh thiếp vào một cái hộp hoặc đặt trước mặt và luôn giữ cho danh thiếp được sạch sẽ.
5. Tôn kính và coi trọng thứ bậc
Truyền thống của người Nhật là cúi đầu trước người khác, nhất là đối với người lớn tuổi và có địa vị cao họ thường cúi thấp hơn để thể hiện sự tôn kính. Họ có thói quen học hỏi từ người đi trước, do vậy khi nêu ra một vấn đề gì đó với cấp trên hoặc những người lớn tuổi thường là mang tính chất xin được tư vấn chứ không phải để chất vấn hay đánh đố.
Việc cúi đầu chào cũng không phải do mình nhỏ bé, thấp kém mà đó là thái độ khiêm nhường. Hãy luôn tôn trọng tất cả mọi người xung quanh bạn, nhất là những người lớn tuổi, bởi họ là những người có thâm niên lâu năm. Khi gặp một vấn đề khó khăn bạn hãy xin ý kiến của họ, sẽ có những lời khuyên hay và thiết thực dành cho bạn.
6. Không thể hiện tình cảm ra ngoài
Nơi làm việc không phải là nơi để chúng ta thể hiện tình cảm cá nhân. Ở các công ty Nhật bạn sẽ luôn bắt gặp những khuôn mặt lạnh lùng, đặc biệt là trong các cuộc họp. Chuyện thể hiện cảm xúc như ôm vai, bá cổ không bao giờ xuất hiện ở nơi làm việc của họ. Họ nói chuyện với âm điệu thấp, chừng mực và một khi muốn chú ý tới người đối diện, người ta thường nhắm mắt chứ không phải vì chán nản như nhiều người nhầm
Hãy luyện cho mình phong cách làm việc giống như họ, thời gian đầu có thể khiến bạn cảm thấy không được thoải mái, nhưng khi đã quen sẽ thấy nó không hề khắt khe như bạn tưởng, trong khi đó chất lượng công việc sẽ được nâng lên trông thấy.
7. Không để công việc chiếm lĩnh cuộc sống riêng
Làm việc nghiêm túc là vậy, nhưng người Nhật luôn ý thức được tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi, thư giãn. Sau những giờ căng thẳng họ sẵn sàng kéo nhau đến những điểm vui chơi, giải trí và chơi hết mình, không để những bực bội trong công việc xen vào cuộc vui.
Đây là một điểm mà không phải ai cũng làm được. Thường nếu công việc áp lực hoặc gặp chuyện gì khiến bực tức trong công việc chúng ta sẽ không thể vui vẻ được ngược lại đầu óc luôn căng như dây đàn. Điều này quả thật không nên, cho dù công việc có bận rộn tới đâu, mệt mỏi tới đâu cũng hãy dành cho mình những khoảng thời gian riêng, đừng để công việc chiếm lĩnh cuộc sống riêng của bạn
8. Luôn là “chúng tôi” thay vì “tôi”
Người Nhật luôn tôn trọng những quyết định của cả tập thể, họ không bao giờ áp đặt suy nghĩ cá nhân vào trong công việc. Đây là một cách làm việc khoa học và mang đến thành công cho họ.
Đối với chúng ta cũng vậy, hãy luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên hết nếu muốn doanh nghiệp tiếp tục tồn tại và pháp triển. Bởi khi quá chú tâm đến lợi ích cá nhân chắc chắn bạn sẽ phải luôn nghĩ cách làm thế nào để khẳng định mình, khi đó vô tình quên đi lợi ích chung của doanh nghiệp, hãy biết cách tạo nên sự hài hòa giữa hai mối quan hệ này.
Nguồn: Sưu tầm

UBER

UBER: TỪ MÔ HÌNH KINH DOANH ĐỘT PHÁ ĐẾN KHỦNG HOẢNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Trong một đêm đông tuyết phủ cuối năm 2008, Travis Kalanick & Garrett Camp đã rất vất vả khi cố gắng gọi taxi tại thành phố Paris hoa lệ. Một ý tưởng lóe lên trong đầu hai thanh niên trẻ để giải quyết nỗi đau cho khách hàng, giúp họ gọi xe chỉ bằng vài cú chạm (tap a button, get a ride). Và thế là UberCab ra đời tháng 3 năm 2009, sau đó đổi tên thành Uber vào năm 2011. Nhờ đi tiên phong trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ (sharing economy), tên riêng Uber biến thành danh từ chung Uberification hoặc Uberisation để mô tả sự thay đổi trong ngành nghề nào đó khi áp dụng công thức kinh tế chia sẻ.
A. TỪ MÔ HÌNH KINH DOANH ĐỘT PHÁ TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI…
Mô hình kinh doanh hiểu đơn giản là công thức kiếm tiền. Nếu cạnh tranh trực tiếp với các hãng taxi truyền thống với công thức cũ kỹ, Uber sẽ không có cửa vì hàng loạt bài toán hóc búa về chi phí mua xe, trả lương tài xế, quản lý tài sản & nhân sự… Trong thời buổi công nghệ hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống, họ đã nhanh trí áp dụng công nghệ để thay đổi hoàn toàn cách mọi người sử dụng xe của mình & của người khác. “Uber” trong tiếng Đức tương đương với chữ “above” trong tiếng Anh, nghĩa là vượt lên trên mọi tầm nhìn, mọi mong đợi. Chỉ sau 8 năm thành lập, Uber đã được định giá 69 tỷ đô, có mặt ở hơn 600 thành phố lớn trên thế giới với hơn 1 triệu tài xế, & nghiễm nhiên trở thành hãng taxi lớn nhất thế giới tuy không sở hữu bất kỳ chiếc taxi nào.
1. PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG (CUSTOMER SEGMENTS)
Mô hình kinh doanh của Uber đột phá vì góc nhìn khác lạ về phân khúc khách hàng. Không hời hợt cho rằng khách hàng chỉ là những người cần xe, Uber chia những người sử dụng xe thành 2 phân khúc chính, trong từng phân khúc lại có những nhóm đối tượng nhỏ khác nhau với những nhu cầu khác nhau:
- Người đi xe:
  • Những người không có xe riêng
  • Những người không muốn tự lái xe đi tiệc hay đi làm
  • Những người muốn di chuyển bằng những chiếc xe sang trọng & được đối xử như khách VIP
  • Những người muốn có xe với giá cả hợp lý đến rước tận nhà
  • Người lái xe:
  • Những người có xe riêng & muốn kiếm thêm thu nhập
  • Những người đam mê lái xe
  • Những người muốn được gọi là đối tác thay vì tài xế
2. ĐỀ XUẤT GIÁ TRỊ (VALUE PROPOSITION)
Hiểu rõ từng phân khúc khách hàng, Uber đã cung cấp cho họ những đề xuất giá trị, biến nỗi đau (pain) của họ thành sự thỏa mãn (gain):
- Người đi xe:
  • Thời gian chờ tối thiểu
  • Giá rẻ hơn taxi truyền thống
  • Không phải trả tiền mặt
  • Biết thời gian đến (ETA - Estimated Time of Arrival) & theo dõi được lộ trình của xe trên bản đồ theo thời gian thực
- Người lái xe:
  • Thêm thu nhập
  • Giờ làm việc linh động, có thể làm bán thời gian
  • Thủ tục thanh toán đơn giản
  • Nhận thù lao hàng tuần qua chuyển khoản, sau khi khấu trừ 25% phí dịch vụ từ Uber
3. KÊNH PHÂN PHỐI (CHANNELS)
Không cần thuê tổng đài, bãi đỗ xe cố định như taxi truyền thống, Uber hoàn toàn sử dụng công nghệ để đưa dịch vụ của mình đến tận ngón tay của khách hàng:
- Website
- Ứng dụng trên smartphone dùng hệ điều hành Android
- Ứng dụng trên iPhone (hệ điều hành iOS)

4. QUAN HỆ KHÁCH HÀNG (CUSTOMER RELATIONSHIP)
Vì khách hàng là Thượng đế, nên mọi ý kiến của họ đều được Uber ghi nhận tức thời sau mỗi cuốc xe thông qua:
- Hệ thống đánh giá, chấm điểm tài xế & phản hồi trực tiếp với công ty qua ứng dụng
- Dịch vụ khách hàng
- Mạng xã hội
5. DÒNG DOANH THU (REVENUE STREAMS)
Không hài lòng với đồng hồ tính cuốc thông thường hay dịch vụ taxi truyền thống, Uber liên tục sáng tạo ra nhiều cách khiến khách hàng phải móc hầu bao:
- Giá cuốc theo km
- Tăng giá vào giờ cao điểm, trời mưa
- Đa dạng hóa dịch vụ: UberX (xe 4 chỗ), UberTAXI (taxi khác), UberBLACK (xe sang), UberSUV (xe 7 chỗ), UberPOOL (đi chung xe), UberMOTO (xe ôm), UberCARGO (vận chuyển hàng hóa), UberEATS (giao đồ ăn)…
6. HOẠT ĐỘNG CHÍNH (KEY ACTIVITIES)
Các hoạt động chính giúp Uber xây dựng & phát triển mô hình kinh doanh của mình bao gồm:
- Phát triển & quản lý sản phẩm
- Marketing & thu hút khách hàng
- Tuyển tài xế
- Quản lý & chi trả cho tài xế
- Dịch vụ khách hàng
7. NGUỒN LỰC CHÍNH (KEY RESOURCES)
Các nguồn lực chính giúp Uber triển khai các hoạt động chính bao gồm:
- Nền tảng công nghệ
- Nguồn tài xế chất lượng được chính khách hàng kiểm định & công nhận
8. ĐỐI TÁC CHÍNH (KEY PARTNERS)
Các đối tác chính giúp Uber triển khai các hoạt động chính bao gồm:
- Tài xế có xe riêng
- Cổng thanh toán
- Nhà cung cấp dịch vụ bản đồ
- Nhà đầu tư
9. CẤU TRÚC CHI PHÍ (COST STRUCTURE)
Không cần mua xe hay thuê tài xế, Uber đã tối giản cấu trúc chi phí của mình, chỉ tập trung vào các mảng chính sau:
- Cơ sở hạ tầng công nghệ
- Lương cho nhân viên chính thức
- Chi phí Marketing & sự kiện
B. … ĐẾN KHỦNG HOẢNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÌ TĂNG TRƯỞNG BẰNG MỌI GIÁ
Với một mô hình kinh doanh sáng tạo & thông minh như vậy, Uber tăng trưởng nóng đến mức bắt đầu mất kiểm soát vào đầu năm 2017, khi những cáo buộc về quấy rối tình dục & phân biệt đối xử tại Uber bị Susan Fowler - một cựu nhân viên nữ tiết lộ trên mạng. Ngay sau đó New York Times đã phỏng vấn hơn 30 nhân viên đã & đang làm cho Uber, kết quả cho thấy môi trường làm việc ở Uber tự do đến mức kinh khủng. Lãnh đạo cấp cao được phép làm bất cứ điều gì cho dù là xúc phạm đến danh dự hay cơ thể người khác.
Văn hóa tăng trưởng bằng mọi giá trở thành con dao 2 lưỡi đẩy Uber lên nhanh & tuột dốc cũng nhanh với hàng loạt biến cố lớn từ đầu năm nay:
- Tháng 2: cáo buộc của Fowler về quấy rối tình dục & phân biệt đối xử, Google kiện Uber về việc ăn cắp các nghiên cứu về công nghệ xe tự lái khi tuyển các cựu kỹ sư của họ, lộ clip Travis Kalanick cãi tay đôi với một tài xế Uber về chính sách giá.
- Tháng 3: New York Times tiết lộ Uber đã sử dụng công cụ “Greyball” để tìm cách né tránh các lực lượng chức năng tại các thành phố muốn ngăn cản Uber như Boston, Paris & Las Vegas.
- Tháng 4: Tim Cook cảnh cáo sẽ rút Uber ra khỏi App Store nếu Uber tiếp tục vi phạm điều khoản sử dụng về việc thu thập số điện thoại của khách hàng cho dù họ đã xóa thông tin, mặc cho Uber giải thích là họ chỉ muốn ngăn chặn việc khách hàng xóa đi cài lại ứng dụng nhằm hưởng mã khuyến mãi.
- Tháng 5: Uber thông báo sẽ chi trả hàng chục triệu đô cho tất cả tài xế New York để đền bù cho việc kế toán đã tính nhầm & trả cho họ ít hơn số tiền lẽ ra họ được nhận hàng năm trời.
- Tháng 6: Travis Kalanick từ chức CEO dưới áp lực của nhà đầu tư & sau hàng loạt sự ra đi của các vị trí chủ chốt về Vận hành (Operations), Tài chính, Marketing & Kinh doanh.
Tương lai của Uber còn khá mờ mịt vì phải khắc phục những hậu quả nặng nề do văn hóa doanh nghiệp & đạo đức kinh doanh đã bị xem nhẹ trong suốt thời gian dài, trong khi các đối thủ chỉ chực chờ biến nguy của Uber thành cơ của họ. Một mô hình kinh doanh thành công chưa chắc đã bền vững nếu không lấy đạo đức kinh doanh làm nền tảng & văn hóa doanh nghiệp làm chất kết dính. Đối với mọi doanh nghiệp, tăng trưởng rất quan trọng nhưng không nên là mục tiêu duy nhất. Thứ bền vững nhất khiến doanh nghiệp tồn tại & phát triển phải là giá trị họ mang đến cho khách hàng & cộng đồng (nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, cơ quan chính quyền, xã hội…). Chính giá trị mà khách hàng & cộng đồng cảm nhận được này mới mang lại lợi nhuận, tăng trưởng bền vững & giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. Hãy cứ dấn thân để thành công, nhưng đừng bất chấp tất cả nhé các doanh nhân tài giỏi của Group QTvKN!
Nguyễn Phước Huyền Anh
Founder - CEO of KonnEd .com, trang web kết nối giáo dục (KONNecting EDucation)
Airbnb Superhost & Consultant

PHƯƠNG PHÁP SASHIMI

PHƯƠNG PHÁP SASHIMI
Để hiểu được phương pháp Sashimi trong bán hàng, trước hết cùng tìm hiểu về nguyên liệu, cách chế biến và cách thưởng thức Sashimi – món ăn truyền thống trứ danh đến từ đất nước mặt trời mọc.
Món tươi được cắt lát
Trong ẩm thực, Sashimi được xem là tinh hoa văn hoá Nhật đề cao sự tinh tế. Cảm giác tinh khiết có thể biến đổi từ cá hồi đến cá mực, từ cá ngừ đến thịt bò.
Sashimi được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng 2,5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0,5 cm (kích cỡ có thể khác nhau tuỳ vào loại nguyên liệu và người đầu bếp).
Sashimi ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị như wasabi, gừng và một số loại rau nhất là tía tô, bạc hà và củ cải trắng thái chỉ hoặc một số loại tảo biển.
Sashimi thường là món đầu tiên trong bữa ăn trang trọng ở Nhật, nhưng cũng có thể làm món chính, ăn cùng với cơm và một chén súp Miso riêng.
Miếng hải sản cắt lát, thành phần chính của món ăn, thường được bọc trong rau củ trang trí. Rau củ trang trí điển hình là củ cải trắng, củ cải Nhật (daikon) cắt sợi, cùng với một lá tía tô .
Các loại nước sốt đơn giản ăn với sashimi, như là sốt shoyu và wasabi.
Nhiều người Nhật cho rằng sashimi, theo truyền thống được xem là món cá hảo hạng của ẩm thực Nhật, phải được ăn trước để tránh các món có mùi nặng làm ảnh hưởng đến khẩu vị.


Phương pháp Sashimi được áp dụng trong việc giải quyết từ chối của khách hàng khi họ nhận thấy giá sản phẩm cao quá (so với túi tiền của họ hoặc sản phẩm cùng loại khác).
Đầu tiên là nghiệp vụ “thái lát” giá bán thành những miếng mỏng giúp khách hàng dễ thưởng thức hơn.
Ví dụ, chiếc khẩu trang có giá lên đến 60.000 đồng (loại thường chỉ 15-20 ngàn đồng), có thể được “thái lát” thành: chỉ 2.000 đồng/ngày trong vòng 30 ngày.
“Chỉ 2 ngàn đồng mỗi ngày, anh có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân khỏi khói bụi và ô nhiễm”.
Một chiếc đầm giá 3 triệu đồng, người bán hàng khéo léo có thể “thái lát” thành: chỉ 100.000 đồng/ngày trong vòng 30 ngày.
“Mỗi ngày mình để dành 100 ngàn bỏ ống là cuối tháng mình hòa vốn được cái váy này rồi đó chị”.
Ví dụ khác trong lĩnh vực internet, rất hay gặp các hình thái “thái lát” giá cước do sản phẩm là dịch vụ khó định hình (cầm, nắm) mà cước phí theo tháng, quý hay năm lại có vẻ “quá cao”. Các gói cước dịch vụ thường được “thái lát” rất mỏng, chẳng hạn như “chỉ 5.000 đồng/SMS/10 lần tải nhanh trong vòng 12 giờ” hay “chỉ 2.000 đồng/ngày để xem phim thả ga trên điện thoại”…

Với phương pháp Sashimi, sau khi đã “thái lát” giá cả để phần nào giúp khách hàng giải toả được áp lực tài chính, hãy “trang trí thêm rau củ và đồ chấm đi kèm”. Hãy giới thiệu trọn vẹn các giá trị đi kèm của sản phẩm, để khách hàng cảm thấy sản phẩm mình rất đáng đồng tiền bát gạo.
“Khẩu trang này không dùng sợi bông hóa học tẩm than hoạt tính mà dùng chính những sợi hoạt tính. Lớp sợi hoạt tính được dệt từ các sợi ái dầu siêu nhỏ bằng công nghệ đặc biệt và không dùng chất kết dính, khoảng cách giữa các sợi rất nhỏ. Do vậy, nó có thể giữ được nhiều hạt bụi có kích thước rất nhỏ”.
“Chiếc đầm này may bằng vải cao cấp nhập khẩu từ Hàn Quốc, chất mịn, thoáng, co giãn tốt, không nhăn, lại bền màu. Thi thoảng mình đầu tư một chiếc để mặc dịp quan trọng cho sang chị ạ”.
“Gói cước xem phim này sẽ được miễn cước data, miễn phí 3G”, “Gói tải nhanh này sẽ vô cùng tiện lợi vì bạn không cần đăng nhập hay đăng kí mà có thể tải không giới hạn”…
Cuối cùng là thôi thúc khách hàng phải hành động ngay.


“Chỉ còn 2 ngày nữa là hết thời gian khuyến mại mua khẩu trang với giá chiết khấu 50% như thế này thôi anh ạ”.
“Đây là 1 trong 2 chiếc đầm cuối cùng trong bộ sưu tập xuân hè rồi. Hết đợt này bên em không thiết kế nữa để tránh đụng hàng chị ạ”.
“Nếu chị không mang đủ tiền thì chỉ cần đặt cọc 500 ngàn đồng. Em giữ đầm lại cho chị nhé”.
Có thể uyển chuyển “thái lát”, thái thật nhỏ, theo nhiều cách, cho đến khi vừa “ăn”
Ví dụ 1 khoá học nấu ăn trị giá 3 triệu đồng, học trong 6 buổi. Thay vì “thái lát” còn 500 ngàn đồng/buổi, ta “thái lát” tiếp. 6 buổi học được 12 món, vậy là mỗi món chỉ có 250 ngàn đồng. “Đi ăn món đó ở nhà hàng 1 lần cũng gần bằng giá đó rồi. Mình học về trổ tài được bao nhiêu lần cho gia đình cùng thưởng thức”.
Các bạn đừng quên 1 mẹo nữa: Quy số tiền đã được “thái lát” thành 1 món hàng quen thuộc nào đó. Ví dụ: 3 ngàn đồng chỉ bằng ly trà đá, 30 ngàn đồng chỉ ngang tô phở hay 200 ngàn đồng tương đương 1 buổi xem phim ở Vincom.

ÁP DỤNG THỜI GIAN LÀM VIỆC LINH HOẠT
















Nếu thực sự quan tâm tới nhân sự và quan tâm tới quản trị thì hẳn đâu đó ta đã tiếp xúc đến thuật ngữ MBO (quản trị theo mục tiêu) và chính sách làm việc linh hoạt. Các nhân viên trẻ thì ai cũng thích phải làm việc linh hoạt, làm ở nhà cũng được. Ai cũng chắc như đinh đóng cột là sẽ hoàn thành tốt công việc. Rồi thì một số công ty cũng áp dụng như thế. Ví dụ như FPT chả hạn. Họ có thể đến lúc 9h cũng được miễn sao làm được việc.

Đúng là MBO và làm việc linh hoạt rất có ích. Nhưng thực tế nó chỉ có ích đối với một số trường hợp và công ty mà thôi. Tôi để ý thấy và đã tiếp xúc với ít nhất 1 giám đốc xác nhận rằng MBO chưa chắc đã tốt. Nhất là với SALE. Anh ý kể, trước khi gặp tôi 1 thời gian đã từng áp dụng chính sách làm việc linh hoạt đối với đội sale. Không cần biết sale làm gì và đi đâu chỉ cần biết là cuối tháng mang về doanh số. Không thì nghỉ làm. Cứ tưởng áp dụng thế là ngon. Ai ngờ cuối tháng số lượng người cứ rụng dần. Và sau đó anh ý quyết định thay đổi. Các sale phải điểm danh trước và sau khi làm vì đơn giản là muốn đi đầu thì đi nhưng phải xuất phát từ công ty. Áp chỉ số công việc từng ngày như gọi bao nhiêu cuộc điện thoại, gặp bao nhiêu khách hàng . Việc áp dụng chế độ quản lý hành chính đó tuy khắt khe nhưng anh giám đốc lại thấy nó hiệu quả hơn. Ít nhất thì anh ý biết nhân viên của anh ý đang làm gì và làm như thế nào.


Vậy đó, đôi khi tác động ngược của MBO và làm việc linh hoạt chính là làm giảm hiệu quả làm việc. Nguyên do:

1. Cá nhân thường không thể tự kiểm soát được thời gian làm việc: Bình thường khi đến công ty, nhân viên thường mất 30 phút - 1 tiếng đồng hồ để khởi động trước khi làm việc. Chính sách làm việc linh hoạt sẽ tạo điều kiện cho nhân viên ỳ hơn khi cố ngủ thêm 1 chú, cố làm việc này việc kia thêm 1 tý.

2. Không có môi trường kích thích làm việc: Khi làm việc linh hoạt thì người ta tự cho mình cái quyền thích làm việc ở đâu thì làm và ở đó họ thích làm gì cũng được không ai kiểm soát. Điều đó đồng nghĩa họ có thể bị mất tập trung và nhiệm vụ chính. Thay vào đó họ sẽ làm những công việc khác, thú vui khác.

3. Không kiểm soát được tiến độ công việc: Do không thể tự kiểm soát được thời gian và không có môi trường kích thích làm viện nên nhân viên thường dẫn tới việc không kiểm soát được tiến độ làm việc. Sếp không biết được anh em làm tới đâu để thúc. Và rất khỏ để kiểm tra khi người đó không ở công ty và việc thì nhiều. Khi sếp nhớ ra thì lại không hỏi được.

Vậy đó, với chủ đề này có lẽ chúng ta sẽ còn phải giải quyết khá nhiều câu hỏi như:
Câu hỏi 1:
- Nếu nói vậy thì quy mô công ty như thế nào thì dùng MBO và chế độ làm việc linh hoạt được?
- Vị trí nào nên áp dụng chính sách đó và vị trí nào thì không ?

Câu hỏi 2 dễ trả lời hơn :
Áp dụng giờ hành chính: nhân viên ngân hàng, nhân viên làm ở bộ phận hành chính và nhân sự, nhân viên lễ tân, kế toán, kiểm toán, trợ lý kinh doanh... Công việc hành chính văn phòng thường xoay quanh việc tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu và các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc vận hành của công ty

Áp dụng linh hoạt thời gian: phóng viên, biên tập viên website, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên thiết kế...


Câu hỏi 1 thì tôi đúng là cần thời gian để nghiên cứu thêm. Trường hợp thực tế thì tôi mới chỉ thấy có mỗi FPT. Và họ vẫn phát triển tốt chứng tỏ chính sách đó ok.

Cuối cùng , theo tôi nếu có áp dụng thì phải áp dụng phối hợp giữa kiểm soát hành chính, chế độ báo cáo và MBO. Tiếc là rất khó để có một bộ 3 hoàn hảo như thế. Giả sử khi áp dụng chế độ thời gian làm việc linh hoạt như sau: nhân viên có thể đến công ty + - 1 tiếng, tức là đến sau 7h và trước 9h. Sau đó nhân viên phải trả lại công ty -. + 1 tiếng tức là về trong khoảng thời gian từ 5h - 7h tối. Chính sách này có vẻ sẽ được nhiều người ủng hộ. Nhưng phân tích sâu hơn sẽ thấy:

Nhân viên 9h đến công ty, + 30 - 60 phút chuẩn bị làm việc tức là 9h30 - 10h mới làm việc : lúc đó là gần trưa. Ngồi thêm 1 tí là ăn trưa. Đến tầm chiều 5h là các nơi tan sở, nhân viên vẫn ở lại đến 7h. Vậy từ 5h - 7h tối thì nhân viên làm gì ? Tất nhiên là làm hết công việc của mình. Nhưng thực tế là họ có làm hết công việc hay để lại hôm sau làm là 1 vấn đề. Không ai kiểm soát cái đó. Rất khó khăn.

Như thế là cần thêm cái MBO. Mà lúc này kết quả công việc lại phải giao đến từng ngày. Nhân sự và các sếp sẽ phải cân đo đong đếm xem mỗi người mỗi ngày phải làm bao nhiêu là đủ. Thế cũng được, ít nhất thì nhân sự cũng có việc để làm. 🙂 Còn sếp thì phải đau đầu vì suốt ngày phải nghĩ giao bao nhiêu cho nhân viên để nó làm hết trong vòng 8h đây nhỉ. Công ty có nhiều việc thì quả là ok. Công ty mà ít việc khổ thân sếp.

Kinhcan

MARKETING VÀ BÁN HÀNG NẾU CHỈ CÓ SẢN PHẨM TỐT THÔI THÌ CHƯA ĐỦ

1. Câu chuyện thứ nhất

Ở Mỹ họ có chiêu thức bán hàng rất quái
Vào 7 Elevent mua bia, nhìn thấy 2 bịch Budweiser. 1 bịch 12 lon giá $17, 1 bịch 18 lon giá $18. Không phải nghĩ, xách luôn bịch 18 lon ra tính tiền. Mua xong mới nhận ra mình đã mua nhiều hơn bình thường. Doanh số bán hàng của Budweiser bỗng dưng tăng gấp rưỡi chỉ vì chính sách đặt giá. Bịch 12 lon chỉ là ĐẠO CỤ BÁN HÀNG.
Đây được gọi là UPSELL bằng COMBO. Họ cho khách hàng quyền lựa chọn nhưng không có lựa chọn nào là KHÔNG.
Vì chúng ta thích chọn mua chứ không thích bị bán hàng.

2. Câu chuyện thứ hai

IPhone 7 thì sao? Họ chỉ bán bản 32GB, 128GB, 256GB.
Với máy ảnh chụp ảnh và quay phim 4K, bộ nhớ 32GB là quá nhỏ, bản 64GB sẽ hợp lý hơn nhưng… không có. Hầu hết mọi người lại “cố gắng” lên đời bản 128GB đắt hơn hẳn $100, vậy là Apple tăng doanh số 1 cách rất tự nhiên.

Đây được gọi là UPSELL bằng RAVING FANS
Đã là Fans, tiền không còn là vấn đề.

3. Câu chuyện thứ ba

Ở KFC, khi bạn mua gà rán, nhân viên sẽ đề nghị thêm Pepsi, ly nhỏ xíu giá 15K. Nhưng bao giờ cũng vậy, họ sẽ hỏi “Anh (chị) có muốn thêm 3K để lấy ly lớn hơn không?” (Ly lớn là lớn gấp 2 luôn) vậy là mình gật đầu cho ly lớn (3K mà tiếc thì nhục)

Đây được gọi là UPSELL bằng BÁN CHÉO.
Thời điểm bán hàng dễ nhất là lúc khách hàng vừa mua món hàng đầu tiên.

Hãy nhớ, Mc Donald chỉ dạy nhân viên nói câu “Quý khách dùng thêm khoai tây chiên chứ?” và mỗi ngày họ bán thêm được 4 triệu kg khoai tây chiên.

http://automationmarketing.vn/

10 YẾU TỐ ĐỂ TRỞ THÀNH LÃNH ĐẠO TÀI BA

Làm lãnh đạo không phải điều đơn giản, bạn phải chịu trách nhiệm cho lời nói, hành động của mình cũng như đưa được quyết định đúng đắn, hướng tập thể tới mục tiêu hoàn thiện.

    Ai cũng có khả năng làm lãnh đạo nhưng chỉ người có 10 yếu tố này mới trở thành lãnh đạo tài ba
    Những người đã làm việc quá lâu dưới tư cách một nhân viên thường quên mất rằng làm lãnh đạo khó tới mức nào. Bất kì người lãnh đạo tài ba nào cũng cần có một tâm trí tốt để đưa ra quyết định đúng đắn giúp doanh nghiệp, tập thể tới với thành công.
    Mặc dù vậy, bạn có thể làm lãnh đạo mà không cần chức danh. Bên trong mỗi người đều tiềm ẩn những tổ chất giúp chúng ta trở thành người dẫn đầu. Hãy xem những quy tắc cơ bản để trở thành một lãnh đạo được CEO của Zappos cùng CEO của Evernote chia sẻ, đây là những khả năng, bài học sẽ giúp bạn bứt tốc trên con đường quản lý.
    1. Khả năng kết nối, đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi "vì sao"
    Để có được khả năng này, trước hết bạn cần biết mình là ai, mình đang ở đâu và tầm nhìn của tập thể sẽ ra sao trong tương lai. Tiếp theo đó bạn phải sẵn sàng chia sẻ tầm nhìn này với những người khác xung quanh mình. Người khác sẽ không nghe theo bạn nếu bạn không có mục tiêu, nếu bạn không đưa ra những điểm lợi họ có được họ cũng sẽ sớm bỏ bạn mà đi.
    2. Có niềm đam mê và cống hiến cho tập thể
    Đam mê là thứ cổ vũ tất cả mọi người để đạt được mục tiêu cũng như khiến họ làm việc chăm chỉ cả ngày. Xây dựng một mô hình kinh doanh hay một công ty rất khó, bạn cần có nhiều người làm cùng mình và năng lượng giúp họ hoạt động tới khi đạt đích.
    3. Có thể đưa ra ví dụ cụ thể từ kinh nghiệm bản thân
    Trong bất kì loại hình kinh doanh nào, chẳng có thứ kiến thức gọi là tuyệt đối. Những thứ bạn nói và chia sẻ với mọi người phải là kinh nghiệm thật, sách vở, hàn lâm tới mấy cũng khó áp dụng được vào thực tế khốc liệt. Hãy đưa ra những ví dụ cụ thể, cho phép những người trong tập thể đóng góp ý kiến, đánh giá để tìm ra giải pháp tuyệt vời nhất.
    4. Không ngừng xây dựng hệ thống quan hệ bản thân
    Chẳng ai có thể thành công một mình, hệ thống kết nối của bạn luôn phải phát triển để thích nghi với môi trường cũng như những thách thức xung quanh. Điều này chỉ diễn ra nếu bạn năng động, dám mở rộng quan hệ với người khác, đơn giản hơn bạn có thể mở lòng mình ra giúp đỡ người khác mỗi khi họ gặp khó khăn.
    5. Sẵn sàng đưa ra quyết định và sẵn sàng hành động
    Những quyết định đúng lúc có thể cứu sống bạn cùng tập thể khi cần thiết. Và trong những tình huống phức tạp, đưa ra một quyết định để mọi người thực hiện theo bao giờ cũng tốt hơn không làm gì. Những doanh nhân thông minh thường dành ra nhiều thời gian để tìm kiếm câu trả lời, thực hiện theo nó và không bao giờ nhìn lại xem liệu có cách nào tốt hơn hay không.
    6. Tập luyện sự bình tĩnh trong phán đoán
    Nhân viên không thích làm việc với những lãnh đạo quá khó đoán, không kiên định và luôn tránh né thay đổi. Những người lãnh đạo tốt là những người sẵn sàng kết nối với người khác để nghe xem họ muốn gì. Họ xây dựng niềm tin với mọi người bằng hành động, sự chắc chắn và không ngại đổi thay.
    7. Cổ vũ sự sáng tạo và suy nghĩ đột phá
    Trong kinh doanh, sáng tạo, dám mạo hiểm cũng như khả năng phát triển bản thân là những yếu tố rất quan trọng. Đừng chờ tới lúc đối thủ ép bạn ra sản phẩm mới, hạ giá hay thay đổi mô hình mới xem lại bản thân. Hãy không ngừng sáng tạo, không ngừng cải thiện và hãy coi trọng những thất bại tới như chính những thành công của mình vì nó là bài học giúp cho công ty bạn phát triển hơn.
    8. Biết đánh đổi để đạt được thứ to lớn hơn
    Luôn tạo áp lực cho nhân viên cũng như luôn chờ đợi may mắn là thứ không bao giờ nên có ở những người lãnh đạo. Là một nhà lãnh đạo tài ba, bạn phải biết tận dụng những thứ mình có, chiến thắng những mục tiêu nhỏ để đạt được cái đích lớn lao. Điều này đồng nghĩa với việc chọn đúng người, chấp nhận đầu tư cho các công cụ và luôn cải thiện hệ thống để đương đầu với khó khăn.
    9. Cải thiện bản thân trước khi cải thiện người khác
    Là người dẫn đầu, bạn phải cải thiện kiến thức, kĩ năng của mình liên tục, hãy luôn nhạy bén với những mô hình kinh doanh, kĩ thuật mới và mài dũa kiến thức bản thân. Hãy có những phần thưởng xứng đáng cho các nhân viên nỗ lực, đừng phạt những sai lầm bởi nó có thể là cơ hội để thành công, cơ hội để người khác phát triển.
    10. Luôn có trách nhiệm với hành động, lời nói của mình cũng như tập thể
    Đừng nghĩ rằng khi bạn làm lãnh đạo, bạn có thể tuỳ ý thưởng phạt hay đổ trách nhiệm cho người khác. Nếu tập thể có một người phạm sai lầm, bạn phải là người gỡ rối, chịu trách nhiệm và có giải pháp xử lý. Đây là điều bình thường trong rất nhiều công ty hiện tại.
    Lãnh đạo không phải lúc nào cũng đi kèm với thành công, đừng thúc ép bản thân, hãy dần dần thay đổi để trở thành một con người hoàn thiện hơn, một lãnh đạo tốt hơn. Đừng chờ đợi ai chỉ cho bạn phải làm gì, bạn là người lãnh đạo, bạn sẽ tự tìm ra đường cho mình.
    http://cafebiz.vn/ai-cung-co-kha-nang-lam-lanh-dao-nhung-chi-nguoi-co-10-yeu-to-nay-moi-tro-thanh-lanh-dao-tai-ba-20161210103615028.chn

    LÀ DOANH NHÂN PHẢI BIẾT

    Jim Rohn, người Thầy vĩ đại của các loại Thầy và rất nhiều triệu phú, tỷ phú trên thế giới đã từng nói: Có 3 việc rất quan trọng trong một đời người cần phải đạt được. Đó là:
    1. Phát triển bản thân.
    2. Đạt Mục tiêu.
    3. Tự do Tài chính.
    Phát triển Bản thân, tóm lại là gì? Khổng Tử từng nói trong sách “Đại Học” TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ. Có nghĩa là tu chính bản thân mình, rồi mới giữ gia đình chỉnh tề, rồi quản trị đất nước, rồi mới bình định thiên hạ (phát triển sự nghiệp lớn).
    Đây là con đường hoàn thiện và phát triển của mỗi con người từ việc nhỏ đến việc lớn, đi từ gốc rễ đến ngọn ngành. Trong đó Tu thân là gốc rễ, là quan trọng nhất trước khi phát triển sự nghiệp. Phát triển công việc kinh doanh là làm việc với con người, cần rất nhiều kiến thức tổng hợp, từ kiến thức chuyên môn về ngành nghề của mình, đến kỹ năng quản trị, kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng động viên khích lệ nhân viên, đồng đội, để đội ngũ làm việc phối hợp hiệu quả mà không bất hòa… Rồi kỹ năng marketing, bán hàng, thuyết phục… Chưa kể đến yếu tố thị trường phát triển ngày càng cạnh tranh, đòi hỏi mỗi người chủ phải liên tục học hỏi để update, tốt hơn chính mình trước khi nói đến chuyện tốt hơn đối thủ. Ai ko chịu học tập, dễ sinh ra thỏa mãn, thụ động, dẫn đến bờ vực của thất bại.
    Trên thực tế, mỗi Doanh nghiệp sẽ không bao giờ phát triển lớn hơn tầm phát triển của người chủ của nó. Nếu một người chỉ giỏi chuyên môn mà marketing, bán hàng kém, không áp dụng công nghệ, thì nhân viên của anh ta sẽ không chú trọng điều đó; mà nếu có thì khi người nhân viên phát triển nhưng thấy người sếp của mình vẫn phát triển ì ạch, kém cỏi, thiếu nhiều yếu tố… nhân viên đó sẽ đặt ra nhiều câu hỏi, nghi vấn và sớm muộn sẽ rời bỏ môi trường đó để đầu quân cho một người minh chủ tốt hơn, đủ tài năng và phát triển mình.
    Muốn làm nghiệp lớn, phải không ngừng học tập, liên tục tiến lên.

    boss-vs-leader
    Vậy, là doanh nhân phải học gì?
    Có 3 thứ tối quan trọng của một doanh nhân cần học, và phải xuất sắc:
    1. PERSONAL DEVELOPMENT – PHÁT TRIỂN BẢN THÂN.
    Học và update từ kiến thức ngành nghề, học từ những bậc thầy hay đàn anh đi trước, để có được kiến thức sâu mới thuyết phục được khách hàng, mới hút được nhân viên. Học về kỹ năng làm việc với con người và quản lý, tự động hóa để tránh bẫy “khổ chủ”, không thoát khỏi doanh nghiệp của mình. Học từ đối thủ để không bị tụt hậu, để nâng cao năng lực cạnh tranh… Khi bản thân mình thay đổi, gia đình, nhân viên, công ty… của mình tự động sẽ tiến triển một cách tự nhiên và tất yếu.
    2. BUSINESS DEVELOPMENT
    Học cách phát triển công việc kinh doanh. Làm sao để khi không có mình mà công ty vẫn tự chạy một cách hiệu quả, với chi phí, công sức bỏ ra thấp nhất. Từ đó nhân bản thành nhiều nguồn thu nhập.
    3. LEADERSHIP DEVELOPMENT
    Có ai đó đã nói, Nhân viên không bỏ công ty, mà họ chỉ bỏ sếp. Điều đó thật sự đúng đắn. Nhân viên muốn gắn bó với một tổ chức, ngoài vấn đề mức lương và đãi ngộ, lý do chủ yếu là họ mong muốn được nâng cao và phát triển bản thân mình. Mà điều đó đến từ người lãnh đạo đứng đầu của doanh nghiệp. Một mức lương không cao nhưng được phát triển tài năng từng ngày, trở lên tốt hơn chính mình và cùng làm việc với đội ngũ đồng nghiệp giỏi giang, đoàn kết, nhiệt huyết… sẽ là yếu tố quan trọng để nhân viên quyết định gắn bó. Nếu người CEO không phát triển đội ngũ cấp dưới trở lên thành công như mình, năng lực của người cấp dưới sẽ không được nâng cấp, dẫn đến người chủ sẽ mãi không yên tâm “giao quyền” cho cấp dưới, từ đó anh ta mãi mãi không thoát khỏi vòng xoáy công việc, và đi vào bế tắc “thiếu mình, nhân viên làm việc “chuệch choạc”, công ty sẽ gặp vấn đề”.

    CÁCH LÀM DỊCH VỤ ĐỈNH CAO CỦA NGƯỜI NHẬT

    Dù bạn mua chỉ mua 1 bàn chải đánh răng rẻ tiền thì nhân viên bán hàng người Nhật cũng đối xử với bạn như bạn xài dịch vụ VIP tại khách sạn hay sòng bạc lớn thế giới.
    Dù bạn mua chỉ một cái bàn chải đánh răng rẻ tiền thì nhân viên bán hàng người Nhật cũng đối xử với bạn như bạn xài dịch vụ VIP tại khách sạn hay sòng bạc lớn của thế giới.

    Đối với những người mới đến Nhật hoặc ở Nhật chưa lâu, có thể cái đẹp của nước Nhật sẽ chỉ dừng lại cảnh đẹp, hệ thống tàu điện – tàu siêu tốc và hàng hiệu…
    Thế nhưng với những người đã ở lâu và được trải nghiệm nhiều trên đất nước Nhật, cái đẹp của nước Nhật sẽ ở giá trị khác, và một trong những giá trị vô hình lớn nhất chính là sự hoàn hảo trong cung cấp dịch vụ.

    Đối với bản thân tôi, khi đã từng đi qua hàng chục nước phát triển và đang phát triển trên thế giới, người Nhật mang đến dịch vụ bán hàng hoàn hảo và chu đáo nhất. Đơn giản nhất, hãy thử đi mua quần áo ở bất kỳ cửa hàng nào ở Nhật, bạn sẽ được nhân viên chăm sóc kĩ lưỡng mà không thể chê bai được một câu nào.

    Khi bạn bước chân vào cửa hàng quần áo, luôn luôn có nhân viên trực ở gần các quầy hàng để chỉ hàng cho khách. Và nếu bạn đã có trong tay danh sách dài các hàng hóa cần mua, để tiết kiệm thời gian, bạn chỉ cần đưa bản danh sách đó cho nhân viên, và nhân viên đó trở thành người chuyên phục vụ bạn.

    Người đó sẽ vô cùng hăng hái và tươi cười đi nhặt cho bạn tất cả các món đồ bạn cần, nếu không thấy lập tức mở iPhone ra tra mã hàng, màu sản phẩm mà bạn cần và sau đó trả lời cho khách tình trạng hàng còn hay hết.

    Khi bạn mang quần áo vào thử, nếu bạn không thích cũng chẳng cần phải tự động ra trả lại chỗ cũ, chỉ cần đưa nó cho nhân viên trực quầy thử và rồi nhân viên đó sẽ tự trả lại hàng đúng nơi mà khách không cần phải bận tâm.

    Nếu khách là người nước ngoài và gặp vấn đề về ngôn ngữ, giao tiếp, thường cửa hàng sẽ có ít nhất một nhân viên nói được tiếng Anh để hỗ trợ cho khách mua hàng.
    Và đỉnh điểm của sự chăm sóc tận tình nhất sẽ thể hiện ở khâu thanh toán. Ở bất kỳ khu vực thanh toán nào cũng sẽ luôn có một người đứng điều phối để đảm bảo không quầy thanh toán nào bị trống dù chỉ trong vài giây.

    Thế nên nếu bạn xếp hàng thanh toán hàng hóa ở Nhật, đừng lo sẽ phải đứng quá lâu bởi nhìn dòng người xếp hàng dài như vậy nhưng vì họ xử lý mọi việc cực nhanh và phối hợp nhịp nhàng nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho khách.

    Tại quầy thanh toán, sẽ hiếm có nước nào trên thế giới mà bạn có thể được tiếp xúc với nhân viên quan tâm đến bạn chu đáo như vậy. Thông thường, theo tổng kết của tôi với 4 năm trải nghiệm cuộc sống Nhật bản, nhân viên sẽ hỏi đủ chừng này câu hỏi. Và chắc chắn, khi nói chuyện với khách, nhân viên luôn dùng kính ngữ để thể hiện sự tôn trọng với khách.

    1. Quý khách có hộ chiếu ngắn hạn để mua hàng miễn thuế không?

    2. Hai cái quần khác màu khác size mua cùng lúc, cô ấy sẽ hỏi: Thưa quý khách, hai quần này mua cho một người hay hai người?

    3. Thưa quý khách, chiều dài quần như thế này đã vừa chưa? Chúng tôi có dịch vụ cắt ống quần ngoài kia thời gian rất nhanh và hoàn toàn miễn phí. Quý khách có thể làm ngắn nếu muốn.

    4. Khi bạn mua nhiều mặt hàng cùng một lúc, nhân viên sẽ hỏi: Thưa quý khách, quý khách đang mua 2 áo phao size L và 2 áo phao size XL có đúng không ạ?

    5. Thưa quý khách, quý khách muốn để từng món đồ vào túi riêng hay cho chung tất cả vào 1 túi?

    6. Thưa quý khách, quý khách muốn thanh toán thẻ hay tiền mặt, mỗi lần thanh toán quẹt thẻ thành 1 lần hay bao nhiêu lần?

    7. Thưa quý khách, xách nhiều món hàng nhiều túi thế này sẽ rất dễ rơi? Xin phép có thể cho tôi cho tất cả vào chung 1 túi lớn sẽ tiện hơn rất nhiều ạ.

    8. Quý khách đã mua rất nhiều đồ, quý khách có muốn tôi xách ra cửa giúp cho đỡ mệt được không ạ?

    Xin cám ơn quý khách đã mua hàng, mong gặp lại quý khách. Và rồi nhân viên sẽ cúi chào rất lịch sự.



    Cách chăm sóc khách hàng kiểu như trên không chỉ dành cho người mua hàng hóa xa xỉ mà dành cho tất cả các khách hàng, dù bạn chi tiêu bao nhiêu tiền đi nữa, có khi cũng chỉ là vài món đồ trị giá tương đương vài trăm nghìn đồng – con số cực thấp nếu so với giá cả hàng hóa và cuộc sống tại Nhật.
    Từng có thời gian sống tại Thụy Sỹ, tác giả muốn có chút so sánh với dịch vụ khách hàng ở Thụy Sỹ. Nhiều lần, dù đã vào mua sắm ở những cửa hàng khá cao cấp, nhưng ngay khi bước vào cửa hàng với trang phục, diện mạo bên ngoài không phải quá đẳng cấp, nhân viên lập tức thể hiện thái độ “xem nhẹ” bạn và sau đó cũng chưa bao giờ có lời cám ơn khách vì đã mua hàng.

    Ông Ric Phillps là một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông sự kiện tại Canada từng sống và làm việc với khách hàng Nhật suốt nhiều năm, ông cũng tin là dịch vụ của Nhật tốt. Ông cho biết ông cảm thấy thực sự sốc khi đến thăm đất nước này lần đầu tiên vào năm 2006.
    Dưới đây là trích đoạn chia sẻ tâm sự của ông về dịch vụ khách hàng tại Nhật:

    “Tôi đã làm việc với khách hàng Nhật tại Toronto 8 năm trước khi tôi thực sự đến Nhật. Nhưng những gì tôi được trải qua ở đất nước này quả thực khiến tôi nhớ mãi.

    Tôi dành 4 tuần tại Nhật ở nhiều thành phố, từ các thành phố lớn như Tokyo hay Yokohama cho đến các thành phố nhỏ như Kyoto, Shizuoka và Kamakura. Quan sát cách người Nhật làm dịch vụ, tôi choáng váng và hiểu được tại sao người ta lại ngưỡng mộ người Nhật đến như thế.

    Người Canada vẫn luôn tự hào rằng họ rất lịch sự trong giao tiếp, chúng ta có nhiều phẩm chất tốt nhưng chúng ta cũng thiếu quá nhiều thứ, đặc biệt là khi so sánh với người Nhật. Lý do căn bản là bởi chúng ta coi trọng bản thân mình quá cao, trong khi đó với người Nhật, tập thể mới là số 1.

    Triết lý làm dịch vụ của người Nhật chính là: Bạn làm việc cho công ty, công ty là số 1 và vì thế khách hàng mang doanh thu đến cho công ty, khách hàng được coi như “Chúa trời”. Nhân viên làm dịch vụ Nhật không đặt cảm xúc của họ lên trên trách nhiệm mà công ty giao cho họ. Vì thế văn hóa làm dịch vụ của Nhật mang lại chất lượng dịch vụ tốt hơn các nước phương Tây, ít nhất là theo cảm nhận của tôi.

    Sự lịch sự là phẩm chất bắt buộc ở Nhật. Chính vì vậy tại rất nhiều các trung tâm thương mại có những nhân viên chỉ chuyên trách nhiệm mở cửa và cúi chào những người qua lại dù khách không mua hàng. Khi bạn thực sự bước vào gian hàng nào đó, nhân viên lại chào bạn lần nữa.
    Nhân viên rất cẩn thận và lịch sự, họ cho bạn thấy rằng họ tôn trọng đồng tiền bạn bỏ ra cho họ. Hay nói tóm lại, dù bạn mua chỉ một cái bàn chải đánh răng rẻ tiền thì nhân viên bán hàng người Nhật cũng đối xử với bạn như bạn xài dịch vụ VIP tại khách sạn hay sòng bạc lớn của thế giới.

    Sự lịch sự và chuyên nghiệp của người Nhật trong làm dịch vụ không chỉ giới hạn trong các ngành kinh doanh bán hàng mà cả trong tất cả các ngành. Tôi có thể kể ra câu chuyện sau đây.
    Vợ tôi và tôi đi xe bus từ sân bay về khách sạn. Trên đường đi, xe bus sẽ trả khách ở một số điểm nhất định theo yêu cầu của khách hàng. Khi chúng tôi về đến khách sạn và chuẩn bị xuống xe, có một nhân viên đến nói với chúng tôi rằng cô ấy xin lỗi đã chuyển nhầm hành lý của tôi xuống tại bến trước đó, và đến giờ hành lý đang được chuyển lại về khách sạn hiện tại của tôi, không có kiện nào mất cả.

    Và cô ấy xin lỗi rất nhiều lần dù chúng tôi khẳng định rằng không có vấn đề gì cả, không mất hành lý là được rồi. Cuối cùng, hành lý đã đến tay chúng tôi thậm chí trước khi chúng tôi xong thủ tục để check in vào khách sạn. Nhưng điều bất ngờ nhất xảy ra khi chúng tôi check in.

    Để cáo lỗi cho việc vận chuyển nhầm hành lý của khách và gây ra nhiều sự bất tiện (đó là theo cách nói của họ chứ tôi cũng chẳng thấy bất tiện gì), công ty vận chuyển chấp nhận bỏ tiền để nâng hạng phòng của chúng tôi trong khách sạn. Chúng tôi không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào.

    Tôi không thể tưởng tượng rằng điều đó có thể xảy ra, tôi đứng đơ người mất vài giây và rồi tôi nói tôi chấp nhận lời xin lỗi và cũng không cần thiết nâng hạng phòng đâu, với tôi sự xin lỗi đã là quá đủ.
    Nữ nhân viên lúc này đã nài nỉ tôi rằng việc nâng hạng phòng là để bù lại cho những gì khó chịu tôi đã phải chịu đựng, cô ấy nhìn tôi bằng một ánh mắt và khuôn mặt khẩn khoản mong tôi chấp nhận việc nâng hạng phòng.

    Ngần ngừ mãi, cuối cùng tôi cũng không thể từ chối được sự nhiệt tình của cả nhân viên khách sạn và công ty vận chuyển, vợ chồng tôi chấp nhận nâng hạng phòng. Tôi không thể hiểu nổi tại sao trong khoảng thời gian ngắn như vậy mà họ đã lập tức nhận ra vấn đề, tìm ngay được ra người chịu trách nhiệm và lên kế hoạch chóng vánh để bù đắp cho khách hàng. Văn hóa tập thể đã giúp mang lại chất lượng dịch vụ cực kỳ cao cho nước Nhật.

    Tôi dám chắc rằng không ở nơi nào trên thế giới bạn sẽ được hưởng chất lượng dịch vụ tương đương như ở Nhật”.
    Có thể thấy, không chỉ với người châu Á mà người châu Âu hay Mỹ cũng đánh giá rất cao chất lượng dịch vụ của người Nhật. Chính điều đó làm nên thành công của nước Nhật trong bán lẻ, kinh doanh cũng như du lịch khách sạn.

    CHUYỆN THỨ CỪU – SÓI – SƯ TỬ

    Thượng đế đã an bài cho hai bầy cừu sống trên thảo nguyên, một bầy sống ở phía Nam, một bầy sống ở phía Bắc.

    Thượng đế còn cho hai bầy cừu tự tìm kiếm hai loại kẻ thù tự nhiên (thiên địch) – một là sư tử, một nữa là sói.

    Thượng đế nói với bầy cừu rằng:
    “Nếu như các ngươi chọn sói thì ta sẽ cấp cho các ngươi một con và nó có thể tùy ý cắn giết các ngươi. Còn nếu như các ngươi chọn sư tử thì sẽ cấp cho các ngươi hai con, các ngươi có quyền lựa chọn sống cùng một con trong chúng và tùy thời điểm mà hoán đổi”.
    Vấn đề đặt ra trong câu chuyện này là: Nếu như là bạn, thì bạn sẽ chọn sói hay chọn sư tử?
    Rất dễ dàng để lựa chọn phải không nào?

    Lựa chọn xong rồi, bạn hãy nhớ kỹ lựa chọn của mình và đọc tiếp.
    Bầy cừu ở phía Nam nghĩ rằng, sư tử thì hung mãnh hơn sói rất nhiều, hay là chúng ta chọn sói đi! Thế là, chúng chọn một con sói.



    Bầy cừu ở phía Bắc nghĩ rằng, mặc dù sư tử hung mãnh hơn sói rất nhiều, nhưng chúng ta lại có quyền được lựa chọn, hay là chúng ta chọn sư tử đi! Thế là chúng chọn hai con sư tử.
    Ở phía Nam, sau khi sói tiến vào bầy cừu, nó liền bắt đầu ăn thịt chúng.
    Thân thể sói nhỏ, sức ăn cũng nhỏ, cho nên một con cừu cũng đủ cho nó ăn mấy ngày. Và như thế, bầy cừu vài ngày mới bị truy đuổi một lần.

    Bầy cừu ở phía Bắc chọn một con sư tử, con còn lại được lưu lại ở nơi của Thượng đế. Sư tử sau khi tiến vào bầy cừu, nó cũng bắt đầu ăn chúng. Sư tử không những hung mãnh hơn sói, mà sức ăn của nó cũng kinh người. Mỗi ngày nó đều phải ăn một con cừu. Như vậy, bầy cừu ngày ngày bị truy sát nên cũng vô cùng hoảng loạn.

    Bầy cừu phía Bắc đã vội vã xin Thượng đế đổi con sư tử kia.
    Nhưng thật không ngờ rằng, con sư tử kia khi lưu lại chỗ Thượng đế đã không hề được ăn gì, đói khát không chịu được, nên đã nhào vào bầy cừu mà cắn giết còn điên cuồng hơn con lúc trước.
    Bầy cừu phía Bắc suốt ngày chỉ lo trốn chạy để khỏi chết, ngay cả cỏ cũng không kịp ăn.
    Bầy cừu phía Nam may mắn khi đã lựa chọn đúng kẻ thù thiên địch, lại cười nhạo bầy cừu phía Bắc không có con mắt tinh tường khi lựa chọn.

    Bầy cừu phía Bắc thấy hối hận vô cùng và thống thiết kể khổ với Thượng đế, cầu mong được thay đổi thiên địch – đổi thành sói.

    Thượng đế nói: “Một khi đã lựa chọn thiên địch rồi thì không thể thay đổi được, nhiều đời sau cũng phải tuân theo, các ngươi chỉ có quyền lợi duy nhất là ở cùng hai con sư tử đã lựa chọn đó mà thôi”.

    Bầy cừu phương Bắc đành phải không ngừng hoán đổi chung sống với hai con sư tử.
    Nhưng hai con sư tử đều hung tàn như nhau, hoán đổi con nào thì cũng bị thê thảm hơn bầy cừu phương Nam rất nhiều. Chúng dứt khoát không hoán đổi nữa, khiến cho một con ăn đến béo mập, cơ thể cường tráng, con còn lại tắc thì bị đói bụng đến gầy còm.

    Khi con sư tử gầy đói kia sắp chết, bầy cừu liền lên Thượng đế xin đổi sang ở cùng với nó. Con sư tử gầy trải qua thời gian dài đói khát dần dần hiểu ra một đạo lý: Bản thân tuy hung mãnh phi thường, 100 con cừu cũng không là đối thủ, nhưng vận mệnh của nó là nằm trong tay bầy cừu điều khiển. Bầy cừu bất cứ lúc nào cũng có thể đưa nó trở về chỗ Thượng đế, cho nó chịu đủ sự dày vò, hành hạ của đói khát, thậm chí có thể bị chết đói.

    Sau khi nghĩ thông suốt đạo lý đó, con sư tử gầy gò đối xử với bầy cừu rất khiêm nhường, nó chỉ ăn con cừu chết hoặc con cừu bị bệnh, mà không ăn con cừu khỏe mạnh nào nữa.

    Bầy cừu mừng rỡ, có mấy con cừu nhỏ muốn đề nghị ở cố định với con sư tử gầy, không muốn con sư tử mập kia nữa.
    Một cừu già liền nhắc nhở: “Con sư tử gầy này là sợ chúng ta trả nó lại nơi Thượng đế để nó chịu đói chịu khát nên mới đối tốt với chúng ta như thế. Nhưng ngộ nhỡ con sử tử mập kia chẳng may chết đói thì chúng ta sẽ không có sự lựa chọn nào nữa, vì con sư tử gầy này sẽ rất nhanh chóng khôi phục lại bản tính hung tàn của nó”.

    Bầy cừu cảm thấy con cừu già nói rất có lý, vì không muốn cho con sư tử mập kia chết đói, chúng vội vàng đổi nó về sống cùng.

    Con sư tử béo tốt trước kia bây giờ cũng đã đói bụng đến nỗi chỉ còn lại da bọc xương, hơn nữa cũng hiểu được đạo lý rằng số mệnh của mình là nằm trong sự điều khiển của bầy cừu. Để có thể sống trên thảo nguyên lâu hơn nữa, nó lại tìm mọi cách để nịnh nọt bầy cừu. Còn con sư tử bị trả về nơi Thượng đế kia khổ sở đến chảy nước mắt.

    Bầy cừu phía Bắc sau khi đã trải qua trùng trùng điệp điệp những trắc trở, cuối cùng chúng đã vượt qua và sinh sống tự do tự tại.
    Tình cảnh của bầy cừu phía Nam thì càng ngày càng bi thảm, con sói kia vì không có đối thủ cạnh tranh, bầy cừu lại không có cách gì thay thế nó, nó lại được thể làm xằng làm bậy. Mỗi ngày đều muốn cắn chết mấy chục con cừu, con sói từ sớm đã không thèm ăn thịt cừu nữa, nó chỉ uống máu của cừu, còn không cho phép con cừu nào được kêu. Con cừu nào mà kêu thì sẽ bị nó cắn chết ngay lập tức.

    Bầy cừu phía Nam lúc này chỉ có thể than thở trong lòng: “Sớm biết như thế này, chi bằng lựa chọn hai con sư tử còn hơn!“

    Bài học: Bạn muốn được sống một cuộc đời vui vẻ thoải mái, thì ngoài khả năng mạnh yếu bên ngoài ra, còn cần tự mình “nắm giữ quyền quyết định” cũng là yếu tố vô cùng quan trọng

    CHUYỆN THỨ ĐỒNG XU

    Trong một trận đánh quan trọng chống lại đội quân hùng mạnh với số lượng đông gấp bội, vị tướng quân cảm nhận được cả sự lo lắng và sợ hãi ẩn chứa trên gương mặt và ánh mắt của những người lính của mình. Đêm hôm đó họ dừng chân cắm trại tại một ngôi đền trong vùng. Sau bữa ăn ông đề nghị những thuộc hạ và binh lính của mình cùng cầu nguyện trước đền. Sau đó ông lấy ra một đồng xu và nói:

    “Ta đã cầu xin thần linh báo ứng trước kết quả của trận đánh quan trọng này. Bây giờ ta sẽ tung đồng tiền này lên, nếu là mặt sấp chúng ta sẽ chiến thắng. Còn nếu là mặt ngửa chúng ta sẽ thua.”



    Vị tướng quân tung đồng tiền lên cao. Mọi người đều căng thẳng chăm chú chờ đồng tiền rơi xuống. Mặt sấp! Tất cả binh lính vô cùng phấn khởi và vững tin đến mức họ bước vào trận chiến đấu bằng tất cả sự dũng mãnh và niềm tin có được. Và họ đã chiến thắng oanh liệt.

    Trong buổi liên hoan mừng thắng trận, các binh lính reo hò và nói với vị tướng:
    “Chúng ta đã làm nên một kì tích! Đúng là không ai có thể làm thay đổi số phận được.”
    “Đúng vậy! Không ai có thể! Trừ chúng ta.”
    Viên tướng sau đó lặng lẽ lấy ra đồng xu cho mọi người xem.
    Cả hai mặt đồng tiền đều là sấp!

    Bài học: Không bao giờ có cái được gọi là số phận hay định mệnh, chúng ta mỗi người chính là người vẽ ra con đường cho chính mình. Bởi vậy mỗi khi đối diện với gian lao hãy luôn hi vọng và tin vào chính mình để có động lực để bứt phá.

    CHUYỆN THỨ BÁN ỚT

    Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào.

    Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng: “Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia”. Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: “Không cần đâu!” Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ? Hãy mau xem tiếp…

    Quả nhiên chính là hỏi câu đó: “Ớt của chị có cay không?” Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: “Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!” Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi. Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.

    Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: “Ớt của chị có cay không?” Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói… Lần này bà chủ trả lời: “Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!” Quả nhiên, người mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa. Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.



    Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ: “Lần này xem chị còn nói thế nào đây?” Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: “Ớt có cay không?” Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: “Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!”. Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm nhũn đi.

    Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: “Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi”. Thật là thần kỳ vậy! Chỉ cần một chút khéo léo, bà chủ đã bán ớt nhanh hơn.

    Bài học:
     Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà lại chính là…

    1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.
    2. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.
    3. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.
    4. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.
    5. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.
    6. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.
    7. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.
    8. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.
    9. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.
    10. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.
    11. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.
    12. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.
    13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.
    14. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.
    15. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.

    Nếu như bạn muốn bán đi những sản phẩm của mình, có phải bạn thường hay nói với người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình tốt như thế nào, sản phẩm của bạn có gì khác với những thứ khác, và sản phẩm của bạn rẻ như thế nào.

    Nếu như bạn bán hàng đều là dựa theo những cách này, thì bạn sẽ phát hiện rằng nhất định mình sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. “Công ty bán hàng hóa như thế nào, thường thường so với việc công ty bán những sản phẩm gì cũng quan trọng như nhau”.

    Đừng có vừa mới bắt đầu đã vội vàng bán sản phẩm, mà trước hết cần phải hỏi rõ vấn đề, nghe xem tiềm ẩn bên trong khách hàng cần những gì. Một khi biết được những yêu cầu tiềm ẩn bên trong của khách hàng, vậy thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.