SỨC MẠNH CỦA SLOGAN

SỨC MẠNH CỦA SLOGAN

Trong cuộc nói chuyện gần đây, cụ Richard (Chủ tịch của Richard Moore Associates) nói với tôi rằng mỗi lần sang Việt Nam làm việc điều sung sướng nhất đối với ông là không phải nghe nhìn thấy mặt ông Donald Trump trên truyền hình. Ông bảo rằng đối với một bộ phận người Mỹ, tổng thống thứ 45 là một trong những xấu hổ của họ. Và ông cũng bảo rằng đến bây giờ, nhiều người Mỹ vẫn còn bất ngờ về kết quả của cuộc bầu cử này.
Câu chuyện tranh cử tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã lùi vào dĩ vãng. Nhưng những bài học qua cuộc đấu trí giữa hai ứng viên còn mới nguyên. Chiến thắng của Donald Trump đến từ nhiều yếu tố chính trị đến phi chính trị. Một trong những công cụ đóng góp vào kết quả làm choáng váng nhiều người Mỹ chính là câu khẩu hiệu tranh cử của ông Trump: Make America Great again, tạm dịch là Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.
"Strong together" của bà Hillary Clinton nghe thật lép vế khi đặt cạnh câu "Make America great again" của ông Trump. Bạn thắng không hẳn bạn quá hay. Nhiều khi bạn thắng vì đối thủ dở hơn mà thôi. Còn bạn vừa hay trong lúc đối thủ lại dở nữa thì thắng là chắc rồi. Câu khẩu hiệu tranh cử này đúng nên hiệu quả (tôi không dùng từ hay) ở những điểm sau.
Đánh đúng tâm lý của người nghe
Trump chơi con bài “worldview” rất phổ biến trong marketing - nói những điều người Mỹ thích nghe. "Marketers must tell the truth" - Làm marketing cần nói sự thật. Và sự thật ở đây là người Mỹ muốn họ lấy lại sự “vĩ đại” sau hai nhiệm kỳ khá ôn hoà và trầm lắng dưới thời quý ông Obama. Điểm nhấn rất đắt trong "Make Americans great again" ở đây chính là từ "Again". Tại sao lại đắt?
Người Trung Quốc cố tình chơi khăm tổng thống Barack Obama bằng cách không cung cấp thang máy bay. Trung Quốc là thế lực chính trị và kinh tế chỉ đứng sau Mỹ. Bằng hành động này rõ ràng họ đang làm phép thử xem nước Mỹ phản ứng thế nào. Nên nhớ anh số 1 chỉ như thế nào thì người số 2 mới dám thách thức.
Ngay sau đó, Duterte - vị tân tổng thống của đồng minh lâu năm Philiphine đã gọi ông Obama là... “đồ chó đẻ”, vì đã chỉ trích ông trong vấn đề tiêu diệt những kẻ buôn bán ma tuý. Ngôn ngữ chạm đến tận đáy của sự coi thường.
Những sự kiện này diễn ra rất sát trước dịp bầu cử. Tất nhiên không thể kết luận hồ đồ rằng vị thế nước Mỹ yếu đi chỉ qua hai hành động đơn lẻ như vậy. Nhưng rõ ràng đây là những hành động mang tính biểu tượng tác động đến sự toàn vẹn vị trí sen đầm của nước Mỹ. Nếu họ thật sự Great - vĩ đại tuyệt đối thì liệu nó có xảy ra. Không phải tất cả, nhưng dường như nhiều người Mỹ thích được "great again". Và ông Trump ghi điểm.
Gây tranh cãi có lợi
Ý tôi muốn nhấn mạnh ở đây là không chỉ gây tranh cãi. Mà là gây tranh cãi có lợi.
Nhiều người Mỹ nghĩ rằng họ vẫn đang vĩ đại. Sao lại cần "vĩ đại trở lại" khi họ có mất uy danh đâu. Trong số những người nghĩ như vậy tất nhiên có phe ủng hộ Đảng dân chủ của bà Clinton. Chính tổng thống Obama phản ứng và khẳng định rằng: America is already strong, America is already great (tạm dịch: Nước Mỹ vẫn hùng mạnh, nước Mỹ luôn vĩ đại).
Trong khi chỉ có 24% người Mỹ cho rằng chính phủ của họ đang đi đúng hướng, câu nói này của Tổng thống Obama lại góp phần gây có lợi cho khẩu hiệu của ông Trump (theo nhận xét của bậc thầy thương hiệu Al Ries trong một bài viết chuyên môn của ông).
Ý tứ rõ ràng mạnh mẽ
Người Mỹ, đồng ý hay không đồng ý, nhưng họ hiểu thông điệp ông Trump muốn nói gì. Đối với một cuộc đua tranh cử khốc liệt, cử tri cần hiểu thông điệp của ứng cử viên. Không những hiểu, thông điệp chính là lời tuyên ngôn mạnh mẽ để lôi kéo người ủng hộ về phía mình. Ông Trump làm điều này một cách xuất sắc. Nhất là nó lại phản ánh đúng tính cách mạnh mẽ một cách hùng hổ của ông.
Và tác động ngoại quan không hề nhỏ khiến câu slogan vận động tranh cử của ông Trump hấp dẫn chính là nhờ câu slogan của bà Clinton rất dở. "Strong together" (Hãy mạnh mẽ bên nhau). Câu này dở vì chẳng đạt được điểm nào trong ba điểm hay nói trên về slogan của ông Trump: không đúng tâm lý người Mỹ muốn nghe, không gây được tranh cãi có lợi và ý tứ không rõ ràng. "Strong together" nghe Thật lép vế khi đặt cạnh câu "Make America great again".
Bạn thắng không hẳn bạn quá hay. Nhiều khi bạn thắng vì đối thủ dở hơn mà thôi. Còn bạn vừa hay trong lúc đối thủ lại dở nữa thì thắng là chắc rồi.
Đức Sơn - Giám đốc điều hành RMA

SỰ CHÍNH TRỰC

SỰ CHÍNH TRỰC

Chính trực trong kinh doanh nhìn từ trong ra ngoài
Chính trực là cái gốc của phát triển bền vững. Phát triển bền vững trong hợp tác làm ăn, trong quan hệ xã hội và trong cả quan hệ bạn bè.
Đáng buồn hai từ cao quý này ở ta rất bị xem nhẹ, chưa được hiểu đúng và bị vi phạm thường xuyên. Sau đây là câu chuyện của một người bạn trên Facebook inbox cho tôi giãi bày bức xúc và nhờ chia sẻ để mong rằng ai đó làm chuyện tương tự hãy biết xấu hổ, ai đó chưa vi phạm thì đừng để nó xảy ra.
Bên em có 1 nhân viên Technical support, bạn này đã nghỉ công ty được 6 tháng, tuy nhiên bạn này trước khi nghỉ thì đã có ý định từ rất lâu về business riêng của bạn đó. Vì thế trong khi đi gặp các khách hàng key, khách hàng tiềm năng thì đều sử dụng số điện thoại cá nhân để liên hệ với khách thay vì số điện thoại công ty cấp để liên hệ với khách (Công ty em cung cấp cho toàn bộ nhân viên mỗi người một số di động để liên lạc khách hàng). Do đó khi bạn nghỉ thì bạn mang toàn bộ contact đi và khách hàng vẫn liên lạc vào số cá nhân của bạn đó thay vì số công ty. Thật sự đây là điều không thể chấp nhận được. Thêm vào đó sau khi nghỉ bạn gọi điện cho nhân viên công ty, xin toàn bộ contact của khách hàng và list dự án công ty đang theo. Rất may nhân viên công ty đã báo cáo việc này.
Một bạn khác cũng mới nghỉ ra làm business riêng cạnh tranh với công ty, trước khi nghỉ bạn lén divert toàn bộ cuộc gọi tới số cố định của công ty, số di động công ty cấp cho bạn đó sang số cá nhân của bạn đó. Cũng rất may công ty phát hiện ra sớm nên chưa ảnh hưởng gì nhiều.
Thật sự 2 cases này làm xếp em là người nước ngoài rất nghi ngờ và đánh giá thấp người Việt nam rất nhiều. Em cũng cảm thấy rất xấu hổ về việc này.
Tôi rất chia sẻ với câu chuyện của bạn. Khuất tất mới chỉ là một trong nhiều hình thái của hành động phi chính trực.
Gian dối hay mưu cầu lợi ích cá nhân không đoàng hoàng, thiếu minh bạch. Tại sao những điều đáng xấu hổ này xảy ra ở nhiều người, nhiều tổ chức như vậy? Tại sao có nhiều người làm những điều này không chút mảy may hổ thẹn dù một chút trong lương tâm?
Gốc rễ có lẽ là họ không được giáo dục dạy bảo từ lúc còn trẻ ý thức về sự trung thực và như thế nào là một hành động đáng xấu hổ. Mỗi khi mọi hành vi tốt xấu bị phụ thuộc hoàn toàn vào sự kiểm soát từ bên ngoài thì còn lâu chúng ta mới hy vọng có một con người văn minh, một tổ chức văn minh và một xã hội văn minh.
Chính trực, về bản chất, phải được hình thành và tự kiểm soát từ bên trong mỗi người. Phòng người ngay chứ không thể phòng được kẻ gian. Ông cha ta nói cấm có sai. Mỗi khi chưa tự dựng lên được cơ chế tự kiểm soát bên trong thì một cá nhân chỉ cần hở ra là gian dối ngay. Và họ không hề cảm thấy hối lỗi vì điều đó. Và đó mới là điều đáng sợ nhất. Gian dối nối tiếp gian dối từ đó mà ra cả.
Nhiều mối quan hệ xã hội, anh em, bạn bè đổ vỡ khi đụng đến lợi ích nhất là tiền bạc. Nguyên nhân sâu xa là ở suy nghĩ không chính trực của một bên hoặc cả hai bên.
Tôi sẽ ngay tức khắc dừng hợp tác với đối tác hay sa thải nhân viên nếu họ có biểu hiên không chính trực (Howard Schultz).
Ông Howard là người nhân văn và rộng lượng trong quan hệ người với người. Nhưng ông không hề có một gram thoả hiệp nào với phi chính trực.
Vì ông cũng như ở những xã hội văn minh, chính trực là tôn chỉ tiên quyết cho sự phát triển bền vững lành mạnh. Trong quan hệ kinh doanh, quan hệ xã hội và cả quan hệ bạn bè.

Đức Sơn

CÁCH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG LƯƠNG 3P

CÁCH TRIỂN KHAI HỆ THỐNG LƯƠNG 3P 
Bạn đã biết về một hệ thống lương chuẩn quốc tế, làm hài lòng cả nhân viên và doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu về hệ thống lương 3P qua bài viết sau.
Trong mỗi doanh nghiệp nói chung và bộ phận tuyển dụng - nhân sự nói riêng đều có chung một câu hỏi: Làm thế nào để trả lương cho nhân viên một cách chính xác nhất? Chính xác ở đây phải đảm bảo công bằng cho cả hai bên: nhân viên nhận về số tiền xứng đáng với đóng góp cho công ty, công ty thì giữ chân được người tài và không phải lãng phí tiền cho những người không có năng lực.
Đáp án của câu hỏi đó chính là một hệ thống lương được ban hành chính thức trong công ty, với mức lương không chỉ cố định ở một con số cho mỗi vị trí như trước mà có công thức tính kết hợp nhiều yếu tố khác (năng lực, thành tích,...). Hệ thống lương này dẫn tới kết quả doanh nghiệp có thể chi trả số tiền rất khác nhau cho mọi người, phụ thuộc vào thực lực của chính các nhân viên đó.
Trên thế giới có ngày càng nhiều phương pháp tính lương dựa trên cơ sở như vậy. Trong đó, hệ thống lương 3P được phát triển hoàn thiện và áp dụng rộng rãi nhất, đồng thời cũng là một hệ thống chính xác mà bạn nên áp dụng cho doanh nghiệp của mình.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách triển khai hệ thống lương 3P chính xác và hiệu quả nhất.

Hệ thống lương 3P là gì ?
Hệ thống lương 3P là phương pháp tính toán tiền lương dựa theo 3 yếu tố cơ bản:
P1 (Pay for Position): Trả lương cho vị trí công việc
P2 (Pay for Person): Trả lương cho năng lực của người giữ vị trí công việc
P3 (Pay for Performance): Trả lương cho kết quả đạt được của người giữ vị trí công việc
Số tiền lương mà nhân viên nhận được trong tháng sẽ bằng tổng của các yếu tố riêng lẻ ở trên. Ví dụ: Một nhân viên có P1 = 5.000.000đ, P2 = 3.000.000đ, trong tháng đó đạt được lương hiệu quả P3 = 4.500.000đ; thì tháng đó doanh nghiệp cần trả lương cho nhân viên đó số tiền 12.500.000đ.

he-thong-luong-3p-01
Hệ thống lương 3P dựa trên 3 yếu tố cơ bản: Position - Person - Performance
Sự kết hợp đồng thời 3 yếu tố này hướng tới mục đích doanh nghiệp trả lương cho nhân viên đúng với khả năng và giá trị họ mang lại chứ không phiến diện và có phần quan liêu như cách tính lương truyền thống ở nhiều cơ quan, tổ chức.
Hệ thống lương 3P phát huy hiệu quả trong doanh nghiệp như thế nào?
Như đã nói ở trên, hệ thống lương 3P khắc phục được các nhược điểm của phương thức trả lương truyền thống mà nhiều doanh nghiệp vẫn đang áp dụng như quá chú trọng vào bằng cấp, mặc định cấp quản lý sẽ được chi trả nhiều còn nhân viên có mức lương thấp, nhân viên mới không nhận được chế độ đãi ngộ tốt,...
Hệ thống lương 3P giống như một giải pháp win-win, mang lại lợi ích cho cả phía doanh nghiệp và nhân viên.
1. Về phía doanh nghiệp
Hệ thống lương 3P tạo ra một môi trường trọng dụng nhân tài và có chế độ đãi ngộ tương xứng với năng lực và thành tích của nhân viên.
Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong EVP doanh nghiệp. Yếu tố này không chỉ giúp giữ chân người tài, tạo sự gắn bó lâu dài giữa doanh nghiệp với nhân viên mà còn là điểm sáng thu hút các ứng viên trong tuyển dụng bằng cách đánh trúng tâm lý ban đầu của họ - một chính sách lương hấp dẫn.
Tính minh bạch và công bằng trong doanh nghiệp được cải thiện dựa vào triển khai hệ thống 3P khi tính lương. Thay vì phải trả lời rất nhiều câu hỏi từ phía nhân viên như tại sao lại có sự chênh lệch giữa lương của hai người, thành tích này có giá trị gì không, làm thế nào để được khen thưởng,... thì doanh nghiệp chỉ cần công khai hệ thống tính lương 3P trong nội bộ. Mọi thắc mắc đều được giải đáp khi nhìn vào các yếu tố trong hệ thống này.
Nhờ việc trả lương theo thực lực cá nhân, doanh nghiệp cũng khai thác được năng lực của nhân viên. Nếu như trước kia, nhân viên thường có suy nghĩ chỉ cần đảm bảo khả năng hoàn thành đầy đủ việc được giao, thì với chính sách trả lương nhiều hơn cho người giỏi và người làm việc hiệu quả, tự khắc nhân viên sẽ có mục tiêu và động lực phấn đấu trong công việc. Đồng thời, bằng cách đánh giá hiệu năng trên cơ sở thành tích chung, doanh nghiệp đã tạo được sự gắn kết giữa cá nhân với kết quả chung của tập thể, từ đó dễ dàng xây dựng và triển khai chiến lược phát triển chung.
Về quy trình và công thức tính toán lương, quả thực việc tính toán kết hợp giữa 3 yếu tố để cho ra mức lương cuối cùng mất nhiều thời gian và công sức hơn cách thức truyền thống. Tuy nhiên, xét trong chiến lược lâu dài, việc chuẩn hoá một hệ thống lương sẽ tránh được những sai lầm chủ quan trong chi trả lương cho nhân viên, và có sẵn khung sườn để áp dụng khi bạn muốn mở rộng quy mô nhân sự.
2. Về phía nhân viên
Ngay từ lúc ứng tuyển vào doanh nghiệp, nhân viên đã có thể thấy được chính sách đãi ngộ dành cho mình tốt đến đâu để đưa ra quyết định nhận viện và đảm bảo đúng quyền lợi cho bản thân trong suốt quá trình làm việc.
Trong doanh nghiệp, mỗi nhân viên với một vị trí công việc khác nhau đều được doanh nghiệp coi trọng và có một mức lương pay for position không bị phụ thuộc vào những vị trí khác.
Bởi năng lực và thành tích có mối quan hệ mật thiết với thu nhập hằng tháng, nên nhân viên có được nhận thức rõ ràng về làm thế nào để được hưởng mức lương cao hơn, từ đó có mục tiêu và động lực phấn đấu để tự trau dồi năng lực bản thân cũng như mang lại những thành tích tốt đẹp cho doanh nghiệp. Tất nhiên họ sẽ nhận được đãi ngộ tốt nếu thực sự bỏ ra nhiều công sức, khác với cách trả lương truyền thống - dù cố gắng đến đâu cũng chỉ luẩn quẩn ở một mức lương cố định.
Nói một cách hàn lâm, hệ thống lương 3P đã đáp ứng được nhu cầu thể hiện bản thân - một nhu cầu ở mức cao trong tháp Maslow, vốn hay được ứng dụng trong quản trị nhân sự.
3 yếu tố trong hệ thống lương 3P được triển khai như thế nào?
1. Pay for Position
Pay for position (hay còn gọi là job-based pay) - Trả lương cho vị trí công việc, nghĩa là doanh nghiệp bỏ ra số tiền hàng tháng để trả cho chức danh đó, bất kể người đảm nhận là ai và có năng lực thế nào. Cơ cấu trả lương này được nhiều doanh nghiệp áp dụng toàn phần mà không kết hợp với các yếu tố khác, bởi nó giảm tải được rất nhiều công việc cho bộ phận HR và kế toán. Doanh nghiệp chỉ cần đặt ra một mức lương cho vị trí công việc đó ngay từ lúc đăng tin tuyển dụng, rồi trong quá trình làm việc coi đó là con số cố định.
Pay for Position trong tuyển dụng thường có một khoảng lương nhất định (Ví dụ: 6-8 triệu đồng/tháng). Khi đã có nhân viên mới, con số cụ thể sẽ được xác định dựa trên trình độ giáo dục (trung cấp, đại học, thạc sỹ,...), trình độ chuyên môn (junior, senior,...) và thâm niên trong ngành.
Khảo sát thị trường cũng là một gợi ý hay để đưa ra mức lương phù hợp cho vị trí công việc, tránh tình trạng doanh nghiệp của bạn bị coi là “phá giá” so với mặt bằng chung.
2. Pay for Person
Pay for Person ( hay còn gọi là person-based pay) - Trả lương cho năng lực của người giữ vị trí công việc là việc dùng kết quả đánh giá năng lực nhân sự để định ra số tiền tương xứng với năng lực đó. Những người tài sẽ nhận được hậu đãi, còn những nhân viên còn hạn chế về thực lực, tất nhiên cần phải cố gắng trau dồi hơn để được doanh nghiệp trả mức lương cao hơn.
Để có được kết quả đánh giá năng lực nhân sự chính xác và công tâm nhất, bạn có thể sử dụng mô hình ASK - mô hình đánh giá năng lực theo chuẩn quốc tế. Theo đó, mức lương pay for person của nhân viên cao hay thấp phụ thuộc vào bản thân họ đạt được những gì trong ba nhóm năng lực Knowledge (Kiến thức), Skill (Kỹ năng) và Attitude (Thái độ). Những năng lực này hoàn toàn có thể chấm điểm theo 5 mức độ theo các biểu hiện hành vi rõ ràng nhất, chỉ cần bạn xây dựng được một khung tham chiếu chi tiết là bộ từ điển năng lực dành cho doanh nghiệp.
Vì số tiền nhận được phụ thuộc vào thực lực của bản thân nên với cách tính lương này, doanh nghiệp đã tạo cho nhân viên động lực trau dồi bản thân và học hỏi nhiều hơn để có được nền tảng năng lực tốt nhất.
Hiện có hai cách thức chi trả tiền lương theo năng lực. Một là xét mức lương dựa trên tất cả năng lực mà nhân viên có, bất kể kiến thức / kỹ năng / thái độ đó có trực tiếp phục vụ công việc tại doanh nghiệp hay không. Ví dụ, nhân viên đảm nhận vị trí công việc thủ quỹ tại công ty chỉ làm việc hoàn toàn bằng tiếng Việt, được vẫn nhận lương cao vì mức độ trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh) PROFICIENT. Cách thức còn lại, doanh nghiệp sử dụng khung năng lực để thu hẹp những kiến thức / kỹ năng / thái độ trong yêu cầu công việc của mỗi vị trí, và chỉ đánh giá nhân viên để trả lương dựa trên những năng lực đó. Ví dụ: Năng lực liên quan của nhân viên telesales khác với năng lực cần có ở một kế toán trưởng.
Cách thứ hai phức tạp hơn trong quá trình khiển khai, tuy nhiên phát huy hiệu quả hơn, và dễ dàng áp dụng cho nhiều nhân viên cùng lúc. Bạn nên áp dụng cách thức này để có một kết quả pay for person chính xác nhất.
3. Pay for Performance
Pay for Performance (hay còn gọi là performance-based pay hoặc performance related pay): Trả lương cho kết quả đạt được của người giữ vị trí công việc là cách doanh nghiệp thưởng bằng tài chính cho nhân viên khi hiệu năng làm việc của họ ở mức tốt, đáp ứng được các chỉ tiêu đặt ra và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Tiêu chí này có thể được đánh giá thông qua hiệu năng làm việc riêng của cá nhân, của phòng ban / dự án mà nhân viên đó tham gia hoặc kết hợp cả hai với trọng số phù hợp. Trong nhiều trường hợp khó xác định được hiệu năng cá nhân, xem xét thành tích của cả team được coi là biện pháp hữu dụng.
Đánh giá hiệu năng của nhân viên thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn: thiết lập mục tiêu và minh bạch hoá nó (performance planning); theo dõi kết quả và điều chỉnh mục tiêu trong quá trình thực hiện (performance review), đánh giá kết quả đạt được cuối kỳ (performance evaluation).
Quá trình này đòi hỏi bộ phận Nhân sự của công ty bạn phải có kế hoạch chuẩn bị từ trước và sự phối hợp của toàn thể nhân viên. Hiệu năng sẽ được tự đánh giá, và đánh giá chéo từ đồng nghiệp, người quản lý và có thể là đối tác / khách hàng,...
Có nhiều cách để gọi tên việc trả lương cho kết quả đạt được này như lương hiệu quả, thưởng thành tích,... Thậm chí bạn có thể xây dựng riêng một kế hoạch khen thưởng dài hạn cho nhân viên với nhiều hình thức như thưởng tiền mặt, trao cổ phiếu, thưởng nóng hoặc để gộp tới cuối quý,... và chuyển từ việc tăng lương thành hình thức tăng tiền thưởng.

Tạm kết
Hệ thống lương 3P được thiết kế để dung hòa quyền lợi giữa nhân viên - tức người lao động và lợi ích của doanh nghiệp - tức bên sử dụng lao động. Trên thực tế, các doanh nghiệp triển khai hệ thống lương này đã thực sự quản trị nhân sự hiệu quả và có được nền tảng phát triển bền vững về sau.

CÁCH TÍNH LƯƠNG THÊM GIỜ

CÁCH TÍNH LƯƠNG THÊM GIỜ

Sớm hay muộn doanh nghiệp của bạn cũng cần biết tới cách tính toán và chi trả lương làm thêm giờ cho nhân viên.
Những giờ nào được tính là giờ làm việc của nhân viên? Thoạt nhìn, đây có vẻ là một câu hỏi ngớ ngẩn, nhưng thực tế không phải nhà quản lý và nhân viên nào cũng biết. 
Vậy làm ngoài giờ (overtime) lại được tính như thế nào? Quy chế trả lương ra sao là phù hợp? Hai câu hỏi này còn hóc búa hơn nữa.
Bài viết này sẽ lần lượt giải đáp thắc mắc giúp bạn.
1. Tại sao phải tính số giờ làm việc của nhân viên?
Có 2 lý do chính.
Thứ nhất là để thanh toán tiền công làm thêm giờ cho nhân viên theo quy định (trong trường hợp doanh nghiệp có chính sách này). Và thứ hai, số giờ làm việc có thể là một yếu tố tương đối trực quan trong đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên.
Lưu ý rằng số giờ làm việc không hỗ trợ quyết định theo kiểu ai ở lại văn phòng làm việc nhiều hơn sẽ là người giỏi nhất. Cũng không nên áp đặt nó thành một tiêu chí trong KPI của nhân viên doanh nghiệp.
Lượng thời gian làm việc nên được coi là input (đầu vào) của một cá nhân, đặt cùng với chất và lượng output (đầu ra) tương ứng. Mỗi nhân viên sẽ có một tỷ lệ năng suất làm việc riêng.
Với một output giống nhau, người tiêu tốn nhiều thời gian làm việc hơn (kể cả khi họ chủ động ở lại làm thêm giờ) có thể coi là người làm việc năng suất thấp hơn. Tuy nhiên, đây không bao giờ là lý do để doanh nghiệp kỳ thị hay không ủng hộ làm việc ngoài giờ (overtime) ở công ty.
2. Điều kiện để xác định giờ làm thêm (overtime working hour)
Tất nhiên, nhân viên không thể đến trước mặt nhà quản lý đòi trả thêm tiền lương vì anh ta đã tự mình thức suốt đêm qua để làm việc. “Tiền trảm hậu tấu” không phù hợp với mô hình quản lý doanh nghiệp. 
Điều kiện để được tính vào số giờ làm việc của nhân viên là câu hỏi cốt yếu sẽ là “Người lao động có được yêu cầu và/hoặc cho phép điều đó hay chưa?”
Nếu nhà quản lý yêu cầu hoặc cho phép nhân viên làm việc, thì khoảng thời gian đó được tính vào thời thời gian làm việc thông thường. Nói cách khác, nếu có lý do để tin rằng các nhân viên đang tiếp tục làm việc tại một thời điểm xác định và nhà quản lý được hưởng lợi từ công việc đó, khoảng thời gian này cần tính chúng vào thời gian làm việc của nhân viên.
Ví dụ, một trợ lý CEO bị cảm lạnh và không thể đến công ty. Nhưng trong lúc dưỡng bệnh, anh ấy vẫn đảm nhận công việc như thường (kiểm tra email, xử lý công văn,...). Nếu CEO tin tưởng và cho phép anh ấy làm việc tại nhà, đó chính là giờ làm thêm (overtime working hour).
cach-tra-luong-lam-them
Giờ làm thêm được tính khi nhà quản lý yêu cầu hoặc cho phép nhân viên làm việc
3. Ví dụ về một số trường hợp được tính vào giờ làm việc/giờ làm thêm
Thử dùng kinh nghiệm quản lý của bạn để trả lời 3 câu hỏi sau:
Nếu một nhân viên bán hàng đang đi từ công ty đến văn phòng của khách hàng, đó có phải là thời gian làm việc không?
Nếu một nhân viên trả lời một cuộc gọi điện thoại liên quan đến công việc trong khi anh ta ở nhà, đó có phải là thời gian làm việc không?
Nếu một nhân viên được phép ăn trưa ngay tại bàn làm việc, vừa ăn vừa trả lời email từ đối tác, đó có phải là thời gian làm việc không?
Câu trả lời trong cả ba trường hợp là "Có".
Tóm lại, một nhân viên được coi là đang làm việc:
Trong khi sửa lỗi/làm lại công việc, ngay cả khi thực hiện điều này một cách tự nguyện.
Trong khi bắt buộc phải chờ đợi công việc, dù nhân viên có làm việc khác trong lúc chờ hay không.
Đối với tất cả thời gian tại nơi làm việc, bao gồm nơi làm việc của chủ sở hữu lao động hoặc nơi được chỉ định khác.
Nếu nhân viên được yêu cầu nghe điện thoại tại nơi làm việc (Nhưng không phải ở nhà - ngoại trừ các chính sách đặc biệt).
Trong thời gian nghỉ ngơi ngắn nếu được cấp trên cho phép. Trong trường hợp nhân viên tự ý kéo dài thời gian nghỉ, đó không phải là thời gian làm việc.
Trong thời gian diễn ra các bài giảng, cuộc họp và chương trình đào tạo
Trong thời gian tham dự sự kiện kinh doanh, với 3 tiêu chí sau: đó là trong giờ làm việc bình thường, đó không phải là tự nguyện, có liên quan đến công việc.
Còn đây là các khoảng thời gian không được tính là thời gian làm việc:
Nếu nhân viên đang nghỉ ngơi, ăn uống theo đúng quy chế, miễn là nhân viên không bắt buộc phải làm bất cứ điều gì hoặc ở một nơi đặc biệt trong giờ ăn.
Nếu hoạt động không vì lợi ích của doanh nghiệp nói chung (không hiệu quả).
Nếu hoạt động diễn ra hoàn toàn nằm ngoài giờ làm việc.
Nếu công việc không liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của nhân viên.
4. Có các hình thức trả lương làm ngoài giờ nào?
tra-luong-lam-ngoai-gio
Trả lương làm ngoài giờ như thế nào cho hiệu quả?
Hầu hết các nhân viên được trả lương dựa trên mức lương đã thoả thuận trong hợp đồng lao động nhân với số ngày công hoàn thành. Số giờ làm việc ngoài giờ không có bất kỳ mối quan hệ nào với các khoản thanh toán của họ.
Nói cách khác, những nhân viên làm công ăn lương này không được trả tiền làm thêm giờ, dù cho họ có thức khuya làm việc đi chăng nữa. Dù một tuần họ làm việc 24 giờ, 40 giờ hay thậm chí là 60 giờ, đó chỉ là điều kiện cần cho cá nhân họ để thực hiện công việc.
Lưu ý rằng đó chỉ là "hầu hết". Trong một số doanh nghiệp, nhân viên có thể được trả lương ngoài giờ khi:
Nhân viên nhận được mức lương thấp hơn hoặc bằng mức lương cơ bản.
Công ty cần huy động sức người để xử lý khối lượng công việc lớn.
Khi khối lượng sản phẩm/công việc vượt quá định mức được giao trong giờ làm việc bình thường (đối với lao động được hưởng lương theo sản phẩm và lương khoán)
Đối với những trường hợp này, các quy tắc tính thời gian làm việc được mô tả ở trên sẽ có hiệu lực.
5. Cách tính lương làm việc ngoài giờ cho nhân viên
Một số định nghĩa cơ bản về lương ngoài giờ:
Thời gian làm việc bình thường được giới hạn trong 8 giờ mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần.
Tổng thời gian làm ngoài giờ không được vượt quá 300 giờ mỗi năm.
Thời gian làm việc ban đêm là từ 22:00 đến 6:00.
Một phần lương chi trả làm ngoài giờ (số tiền vượt quá tỷ lệ lương bình thường) được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Theo Điều 6 Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động làm thêm ngoài giờ được trả lương như sau:
- Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:
tinh-tien-lam-them-gio
- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc khoán:
tinh-luong-lam-them-gio-overtime
Bảng dưới đây thống kê tỷ lệ bậc lương mà chủ lao động phải trả cho nhân viên nếu nhân viên làm việc ngoài giờ. Tỷ lệ được tính trên số tiền lương được trả cho các giờ làm việc bình thường.
cach-tinh-luong-overtime
Tạm kết
Làm thêm giờ không phải luôn mang ý nghĩa bóc lột sức lao động của nhân viên. Đó sẽ là một cơ chế đàm phán tuyệt vời có lợi cho cả hai bên: doanh nghiệp có thể gia tăng khối lượng đầu ra công việc và nhân viên có thêm thu nhập. Tất nhiên, việc đàm phán này phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao Động, được ban hành chính thức trong quy mô toàn doanh nghiệp và thực hiện một cách minh bạch, chính xác.

CÔNG THỨC TÍNH LƯƠNG CƠ BẢN

CÔNG THỨC TÍNH LƯƠNG CƠ BẢN 

Tiền lương là vấn đề mà cả chủ doanh nghiệp và người lao động đều đặc biệt quan tâm. Bài viết cung cấp công thức tính lương cơ bản và các lưu ý trong tính lương kể từ năm 2018.
Lương bổng là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất từ cả 2 phía là doanh nghiệp và người lao động. Từ góc độ nhà quản lý, việc tính toán bảng lương một cách chính xác giúp doanh nghiệp thực hiện trơn tru các giao dịch tài chính và truyền đạt thông tin một cách minh bạch tới người lao động, từ đó giúp công ty thu hút và giữ chân nhân tài. 
Vậy đâu là những hình thức trả lương trong doanh nghiệp mà người làm nhân sự và chủ doanh nghiệp nhất định phải biết?

1. Cách tính lương theo thời gian
Đây là phương pháp tính phổ biến nhất, dựa trên thời gian làm việc, cấp bậc công việc và bậc lương của người lao động. Để tính lương theo cách này, người lao động và doanh nghiệp cần nắm rõ các yếu tố sau:
1.1. Lương cơ bản
Đây là lương thỏa thuận của giám đốc với người lao động, là cơ sở tính bảo hiểm, các khoản trích, và tiền lương thực lĩnh của người lao động. Lương cơ bản không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của chính phủ tại thời điểm giao kết hợp đồng. Đặc biệt đối với lao động đã qua học nghề thì phải được cộng thêm 7% lương tối thiểu nữa.
Kể từ ngày 25/01/2018, mức lương tối thiểu vùng 1 là 3.980.000 theo Nghị định 141/2017. Như vậy nếu đang làm việc tại vùng 1, đã qua đào tạo từ cấp nghề trở lên (đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng...) thì mức lương thấp nhất mà bạn được nhận là: 3.750.000 * 7% = 4.258.600.
Tương tự, mức lương tối thiểu vùng 2 đã tăng lên 3.530.000 đồng, vùng 3 là 3.090.000 đồng và vùng 4 là 2.760.000 đồng/tháng. 
1.2. Phụ cấp
Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, hoặc phụ cấp gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Một số loạt phụ cấp thường gặp là:
  • Phụ cấp chức vụ, chức danh;
  • Phụ cấp trách nhiệm;
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 
  • Phụ cấp thâm niên; 
  • Phụ cấp khu vực; 
  • Phụ cấp lưu động; 
  • Phụ cấp thu hút;... 
Các loại phụ cấp nếu có, sẽ được quy định rõ trong hợp đồng lao động hoặc trong quy chế lương thưởng của công ty. 
1.3. Ngày công thực tế
Đây số ngày bạn đi làm trong tháng, thường được thống kê dựa trên bảng chấm công.
Từ các thông số trên, doanh nghiệp có 2 cách tính lương cho người lao động

Cách 1: Khi doanh nghiệp không quy định ngày công chuẩn.
“Lương tháng” = “Lương cơ bản”+ “Phụ cấp (nếu có)” / “ngày công chuẩn của tháng” x “số ngày làm việc thực tế”
Ngày công chuẩn là ngày làm việc trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ ví dụ như nghỉ chủ nhật, nghỉ lễ. Tháng 30 và 31 ngày có tối đa 26 ngày công chuẩn. Tháng 28 ngày thì ngày công chuẩn có thể chênh lệch một chút. 
Ví dụ tháng 10/2017 có 31 ngày, 4 ngày chủ nhật. Nhân viên A được trả lương 5 triệu đồng/ tháng (đã bao gồm cả phụ cấp). 
- Nếu A nghỉ một ngày, số ngày đi làm thực tế của A là 26, bằng số ngày công chuẩn của tháng. A vẫn nhận lương đầy đủ: Lương tháng = (5.000.000/26)*26. 
- Nếu A không nghỉ mà vẫn đi làm đầy đủ, tiền lương ngày thứ 27 được tính bằng Lương ghi trên hợp đồng/26. (5.000.000/26)

Cách 2: Doanh nghiệp quy định ngày công chuẩn
Doanh nghiệp tự quy định là 24 hoặc 26 ngày. 
Ví dụ công ty của A quy định ngày công chuẩn là 26.
“Lương tháng” = “Lương” + “Phụ cấp (nếu có)” / “26” x “ngày công thực tế làm việc”
- Tháng 10/2017, có 31 ngày, 4 ngày chủ nhật. A đi làm đầy đủ và được hưởng: Lương tháng = 5.000.000/26*27
- Nếu A nghỉ phép 1 ngày vào tháng này thì A vẫn được nhận đủ số lương theo hợp đồng lao động (do vẫn đủ 26 ngày công).
- Tháng 02/2018, có 28 ngày, 4 ngày chủ nhật. A đi làm đầy đủ 24 ngày. Lương tháng = 5.000.000/26*24 

2. Cách tính lương theo sản phẩm
Đây là hình thức thức trả lương dựa trên chất lượng và số lượng sản phẩm hoặc phần trăm công việc mà người lao động đã hoàn thành. Do gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, hình thức này thường được áp dụng khi cần khuyến khích năng năng suất, tăng số lượng sản phẩm.
Công thức tính lương theo sản phẩm khá đơn giản:
Lương sản phẩm = Đơn giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm

3. Cách trả lương khoán
Đây là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành được đúng khối lượng công việc theo thỏa thuận giữa hai bên.
– Công thức tính: 
Lương = Mức lương khoán * Tỷ lệ % hoàn thành công việc
Thông thường, lương khoán được áp dụng cho những công việc mang tính chất thời vụ.

4. Cách tính lương theo doanh thu 
Đây là hình thức trả lương dựa trên doanh số đạt được của nhóm hoặc cá nhân. Phương thức này thường được áp dụng phổ biến với nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh. 

5. Cách tính lương làm thêm giờ
Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm có quy định:
Người lao động làm thêm giờ vào ngày thường được hưởng ít nhất 150% so với đơn giá tiền lương đang được hưởng. Nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần - ít nhất bằng 200%. Nếu làm việc trong ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.
Người lao động làm việc vào ban đêm được trả thêm ít nhất bằng 30% đơn giá tiền lương được hưởng. Nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì được hưởng thêm 20%. Như vậy nếu làm vào ngày thường, thì người sẽ được trả ít nhất là: 150% lương của ngày làm việc bình thường + 30% lương của ngày làm việc bình thường + 20% lương của ngày làm việc bình thường = 200% lương của ngày làm việc bình thường;
Làm thêm vào ban đêm của ngày nghỉ hàng tuần, người lao động được hưởng ít nhất: 200% lương của ngày làm việc bình thường + 30% lương của ngày làm việc bình thường + 20% x 200% lương của ngày làm việc bình thường = 270% lương của ngày làm việc bình thường.

Kết luận
Tiền lương là một phạm trù phức tạp đòi hỏi sự tính toán hợp lý, chính xác từ phía chủ doanh nghiệp. Việc theo dõi đầy đủ công tác quản lý tiền lương và điều chỉnh khi cần là một việc làm cần thiết nhằm bảo đảm sự phát triển và ổn định sản xuất cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì một đội ngũ lao động không chỉ chất lượng mà còn nhiệt tình cống hiến vì mục tiêu phát triển của công ty.

CÁCH TÍNH LƯƠNG VÀ QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG

CÁCH TÍNH LƯƠNG VÀ QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG 

Xây dựng bảng lương, tính lương cho nhân viên theo quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam là việc mà mọi nhà quản lý nhân sự cần phải nắm rõ.
Tiền lương luôn là một vấn đề nóng, được quan tâm hầu khắp các doanh nghiệp hiện nay. Đó là lý do việc quản lý C&B (Compensation & Benefits) là mảng khó nhất của nhân sự. Các quản lý nhân sự của các công ty dù lớn hay nhỏ đều cần nắm rõ quy định, nguyên tắc tính lương theo luật pháp Việt Nam và hiểu rõ các hình thức trả lương để lựa chọn chiến lược phù hợp với mô hình của từng doanh nghiệp.
Bài viết này sẽ giúp bạn biết rõ hơn về những nội dung sau:
  1. Các nguyên tắc tính lương trong doanh nghiệp
  2. Quy chế tiền lương và thang bảng lương
  3. Quy định về các khoản trợ cấp và khấu trừ (bảo hiểm, trợ cấp, tiền làm thêm, hợp đồng lao động với người lớn tuổi)
  4. Các hình thức trả lương và cách tính lương cơ bản
Cùng bắt đầu tìm hiểu chi tiết.
Các nguyên tắc tính lương trong doanh nghiệp
Nguyên tắc cơ bản của việc tính lương trong doanh nghiệp đó là phân cấp bậc lương cho từng vị trí. Trước khi tim hiểu về nguyên tắc tính lương trong doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ một số khái niệm sau:
  • Tiền lương cấp bậc là tiền lương áp dụng cho công nhân căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của công nhân.
  • Hệ số tiền lương cấp bậc theo những quy định của Nhà nước là căn cứ để doanh nghiệp dựa vào đó để trả lương cho người lao động theo chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định.
  • Mức lương là lượng tiền trả cho người lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng...) phù hợp với các cấp bậc trong thang lương. Thông thường, Nhà nước chỉ quy định mức lương bậc I hoặc mức lương tối thiểu với hệ số lương của cấp bậc tương ứng.
  • Thang lương là quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa các vị trí giống hoặc khác nhau theo trình tự và cấp bậc. Mỗi bậc trong thang lương đều có hệ số cấp bậc và tỷ lệ tiền lương khác nhau so với tiền lương tối thiểu.
  • Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải biết gì về mặt kỹ thuật và phải làm được gì về mặt thực hành.
Giữa các khái niệm trên có mối quan hệ chặt chẽ. Nhân viên hoàn thành tốt mức nào thì sẽ được xếp vào cấp bậc lương tương ứng mức đó. Tất nhiên quyết định này chỉ được đưa ra sau khi hoàn thành quá trình đánh giá kỹ lưỡng, khoa học.

1. Khái quát về quy chế tiền lương và thang bảng lương
1.1. Quy chế tiền lương
a. Căn cứ và phạm vi của quy chế tiền lương
- Căn cứ Bộ luật lao động số 10/2012/QH13
- Căn cứ Luật làm việc - Luật số 38/2013/QH13
- Căn cứ Nghị định Số 153/2016/NĐ-CP - Căn cứ Luật Doanh nghiệp - Luật số 68/2014/QH13
- Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty
Những nội dung quy định trong quy chế này có hiệu lực kể từ ngày được Sở Lao động - Thương binh xã hội TP Hà Nội phê duyệt.
Phạm vi áp dụng cho toàn bộ người lao động đang làm việc trong công ty.
b. Nội dung mẫu quy chế tiền lương trong doanh nghiệp
Quy chế tiền lương trong doanh nghiệp là do từng doanh nghiệp quy định, vì vậy người quản lý cần cân nhắc các nguồn lực bên trong doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp tài chính đúng đắn. Các thành phần thường có trong quy chế tiền lương của doanh nghiệp bao gồm:
Quy định chung về các khoản lương
  • Lương chính: được quy định theo Nghị định số 153/2016 NĐ-CP, là mức lương được trả cho nhân viên làm việc hành chính trong điều kiện bình thường.
  • Lương đóng BHXH: được quy định tại thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
  • Lương thử việc: 85% mức lương của công việc (mức này quy định tùy doanh nghiệp).
  • Lương khoán: lương dành cho các cá nhân làm công việc có tính chất thời vụ.
  • Cách tính lương: trả lương theo ngày công chuẩn làm việc của tháng.
  • Lương thời gian: áp dụng cho toàn thể nhân viên và lãnh đạo của công ty.
  • Phụ cấp và trợ cấp:
+ Phụ cấp:
Các chức danh: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng kinh doanh được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Ví dụ: Mức hưởng phụ cấp của Giám đốc là 3 triệu đồng, của Phó giám đốc là 2 triệu đồng,…
Toàn bộ nhân viên chính thức kí Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: mức hưởng phụ cấp tùy thuộc vào từng chức danh và được ghi cụ thể trong Hợp đồng lao động.
hững nhân viên ký Hợp đồng lao động dưới 3 tháng: mức phụ cấp được thỏa thuận và ghi rõ trong Hợp đồng.
+ Trợ cấp:
Mức hưởng trợ cấp được thể hiện chi tiết trong Hợp đồng lao động. Đây là việc mà nhân viên với các cấp quản lý khi thương thảo hợp động tự đàm phán và quy định rõ với nhau rồi mới ký.
Ví dụ: Nhân viên chính thức ký Hợp đồng lao động từ 6 tháng trở lên được hưởng tiền hỗ trợ thuê nhà 1-2 triệu đồng/ tháng.
  • Cách tính và trả lương
- Nguyên tắc tính lương: chính xác về số liệu, đảm bảo thời gian trả lương theo đúng quy định
- Căn cứ tính lương: dựa vào thời gian làm việc trên bảng chấm công
- Tiền lương tháng = tiền lương chính + phụ cấp, trợ cấp (nếu có)/ 26 X số ngày làm việc thực tế
- Thời hạn trả lương: tùy thuộc vào quy định của từng công ty
- Tiền lương làm việc theo giờ: được quy định trong Bộ Luật lao động
  • Làm thêm vào ngày thường: tiền lương * 150% * số giờ làm thêm
  • Làm thêm vào ngày chủ nhật: tiền lương * 200% * số giờ làm thêm
  • Làm thêm vào ngày lễ tết: tiền lương * 300% * số giờ làm thêm
- Những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương: nghỉ lễ, Tết; bản thân kết hôn, con kết hôn, cha, mẹ chết (cả bên chồng, vợ), vợ hoặc chồng, con chết, nghỉ phép…

  • Chế độ xét tăng lương
- Chế độ xét tăng lương: thời gian xét tăng lương trong năm tùy thuộc vào quy định mỗi công ty.
- Niên hạn và đối tượng được xét tăng lương: các nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và đã có đủ niên hạn 2 năm ở một mức lương.
- Thủ tục xét tăng lương: Phải được Ban lãnh đạo công ty hợp và xét duyệt.
- Mức tăng lương ở mỗi bậc lương: từ 10-20% của mức lương hiện tại.
- Chế độ thưởng:
  • Thưởng cuối năm (Tết âm lịch): Mức thưởng cụ thể tùy thuộc vào chất lượng làm việc của cá nhân và lợi nhuận năm đó của công ty.
  • Thưởng thâm niên: Nhân viên gắn bó với công ty tối thiểu từ 3 năm trở lên sẽ được xét duyệt các mức hưởng thưởng thâm niên.
  • Thưởng lễ 30/4 & 1/5, Ngày Quốc khánh, Tết Dương lịch: Tùy thuộc vào chất lượng công việc và mức độ đóng góp của mỗi cá nhân đối với công ty.
  • Thưởng đạt doanh thu: nếu đạt doanh thu Ban Giám đốc đề ra sẽ được thưởng phần trăm doanh thu hàng tháng. Nếu vượt doanh thu sẽ được thưởng theo lợi nhuận thực tế của công ty.
  • Dưới đây là bản mẫu về quy chế tiền lương trong doanh nghiệp của Công ty kế toán Thiên Ưng (Nguồn: ketoanthienung.vn)

tong-quan-tien-luong-va-cach-tinh-luong-01

Quy định chung trong cách tính lương của doanh nghiệp

tong-quan-tien-luong-va-cach-tinh-luong-02

tong-quan-tien-luong-va-cach-tinh-luong-04
tong-quan-tien-luong-va-cach-tinh-luong-05
1.2. Thang bảng lương
Riêng với thang bảng lương, các quản lý nhân sự cần thuộc lòng cách xây dựng một thang bảng lương đúng chuẩn cho công ty, lập bộ hồ sơ đúng với yêu cầu của các cơ quan quản lý và đem tới đúng nơi quy định để nộp trình thông tin doanh nghiệp của mình. Thang bảng lương là điều mà chính phủ Việt Nam bắt buộc với các doanh nghiệp khi vừa mới được thành lập và phải thay đổi (nếu cần thiết) dựa trên những nghị định, thông tư mới của chính phủ.
Lưu ý lớn nhất khi xây dựng thang bảng lương trong thời gian này là việc mức lương tối thiểu chung tính từ tháng 1/2017 đã tăng lên 2.760.000 VNĐ/ tháng. Cụ thể:
- Vùng l: 3.980.000 đồng tháng (tăng 230.000 VNĐ).
- Vùng 2: 3.530.000 đồng tháng (tăng 210.000 VNĐ).
- Vùng 3: 3.090.000 đồng tháng (tăng 190.000 VNĐ).
- Vùng 4: 2.760.000 đồng tháng (tăng 180.000 VNĐ).
Doanh nghiệp cần lưu ý để có sự điều chỉnh phù hợp.
2. Quy định về các khoản trợ cấp và khấu trừ
2.1. Bảo hiểm
tong-quan-tien-luong-va-cach-tinh-luong-06
Các mức bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà doanh nghiệp phải đóng cho nhân viên của mình đã được quy định rõ tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH. Các bạn có thể theo dõi bảng tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm trong bảng sau:
tong-quan-tien-luong-va-cach-tinh-luong-06
BH TNLĐ – BNN, viết tắt của Bảo hiểm tai nạn lao động, được áp dụng mới ngày 1/6/2017 sẽ điều chỉnh giảm từ 1% xuống 0,5%.
Ngoài các chi phí bảo hiểm, doanh nghiệp còn phải đóng quỹ công đoàn:
Phí Công Đoàn = 2% x Giá trị quỹ tiền lương đóng BHXH.
Về việc đóng bảo hiểm, mức lương phải đóng bảo hiểm có sự khác nhau giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước trả lương theo bậc, ngạch, cấp quân hàm,… nên đã có quy định cụ thể của nhà nước cho số tiền phải đóng với mỗi cấp. Còn với doanh nghiệp tư nhân, tiền lương do nhân viên và phía quản lý tự thương lượng nên việc đóng bảo hiểm phụ thuộc vào lương thực tế và trợ cấp được quy định rõ bởi thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm bao gồm phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực;… Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm như tiền thưởng ý tưởng, tiền thưởng sáng chế, hỗ trợ xăng xe, tiền ăn giữa ca,…
Mức lương tối thiểu để tham gia đóng BHXH tương ứng như mức lương tối thiểu từng vùng, đối với lao động qua học nghề, có bằng cấp thì sẽ thêm 7%.
Đối tượng tham gia đóng BHXH bao gồm:
- Những người có hợp đồng lao động ít nhất 3 tháng (kể cả trẻ vị thành niên dưới 15 nếu có hợp tác với một đơn vị nào đó)
- Người có hợp đồng lao động từ 1-3 tháng (trừ hợp đồng thử việc)
- Người lao động là công dân nước ngoài có giấy phép hành nghề
- Cán bộ công nhân viên chức theo quy định của pháp luật
- Các nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã có hưởng lương
- Công dân được cử đi học nước ngoài, hưởng lương trong nước
- Người lao động có 2 hợp đồng lao động trở lên sẽ đóng theo hợp đồng giao kết thứ nhất
Đối tượng tham gia đóng BHYT bao gồm:
- Những người có hợp đồng lao động ít nhất 3 tháng (kể cả trẻ vị thành niên dưới 15 nếu có hợp tác với một đơn vị nào đó)
- Người lao động là công dân nước ngoài có giấy phép hành nghề từ 3 tháng trở lên
- Cán bộ công nhân viên chức theo quy định của pháp luật và các nhà quản lý doanh nghiệp
- Quản lý hợp tác xã có hưởng lương
- Người lao động có 2 hợp đồng lao động trở lên sẽ đóng theo hợp đồng giao kết thứ hai
Đối tượng tham gia đóng BH TNLĐ – BNN bao gồm:
- Người có hợp đồng lao động từ 1-3 tháng (trừ hợp đồng thử việc)
- Người lao động là công dân nước ngoài có giấy phép hành nghề
- Người sử dụng lao động đóng cho người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc có giao kết HĐLĐ với các bên khác mà đã hoàn thành nghĩa vụ đóng BHXH và BH TNLĐ – BNN
Đối tượng tham gia đóng BHTN bao gồm:
- Những người có hợp đồng lao động ít nhất 3 tháng (kể cả trẻ vị thành niên dưới 15 nếu có hợp tác với một đơn vị nào đó)
- Cán bộ công nhân viên chức theo quy định của pháp luật
- Các nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã có hưởng lương
- Công dân được cử đi học nước ngoài, hưởng lương trong nước
- Người lao động có 2 hợp đồng lao động trở lên sẽ đóng theo hợp đồng giao kết thứ nhất
Đối tượng tham gia quỹ hưu trí, tử tuất bao gồm:
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
- Người đi lao động nước ngoài theo hợp đồng
- Người hưởng chế độ phu nhân hoạc phu quân của một cơ quan đại diễn cho Việt Nam ở nước ngoài
- Người lao động tham gia BHXH hoặc bảo lưu BHXH
- Người lao động tham gia BHXH hoặc bảo lưu BHXH còn thiếu nhiều nhất 6 tháng để hưởng lương hưu hoặc nhận trợ cấp hằng tháng thì được phép đóng 1 lần các tháng còn thiếu để hưởng chế độ như quy định
Phương thức đóng bảo hiểm hiện nay bao gồm:
- Đóng hằng tháng
- Đóng 3-6 tháng một lần
- Đóng theo địa bàn
Lưu ý: Trốn đóng BHXH sẽ bị phạt 7 năm tù.
2.3. Trợ cấp thôi việc / thất nghiệp
Căn cứ tính trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động, được quy định trong bộ luật lao động.
Trường hợp người lao động làm việc theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Bộ Luật lao động, khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho tất cả các người sử dụng lao động theo các hợp đồng lao động.
Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng do người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật sa thải thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động cuối cùng không được tính trợ cấp thôi việc.
Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chỉ trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và cho người sử dụng lao động trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
2.4. Tiền lương làm thêm / làm vào ban đêm
Người lao động có quyền được hưởng thêm lương trong thời gian họ làm thêm để gia tăng sản xuất, gia tăng khối lượng sản phẩm theo Khoản 1 Điều 97 của Bộ Luật lao động.
Tiền lương được quy định như sau:
- Làm thêm vào ngày thường: tiền lương * 150% * số giờ làm thêm
- Làm thêm vào ngày chủ nhật: tiền lương * 200% * số giờ làm thêm
- Làm thêm vào ngày lễ tết: tiền lương * 300% * số giờ làm thêm
Người làm thêm ban đêm được trả thêm ít nhất 30% lương theo Khoản 2 Điều 97 của Bộ Luật lao động. Ngoài ra, theo khoản 3, người lao động còn được thêm 20% lương tính theo đơn giá lương mà ban ngày họ làm việc. Người lao động cũng được trả thêm giờ khi họ làm việc vào các ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ Tết.
2.5. Hợp đồng lao động với người lớn tuổi
Người lao động lớn tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi lao động của mình. Hợp động thuê người lao động lướn tuổi cần phải thỏa mãn Khoản 2, 3 Điều 166 và Khoản 2, 3, 4 điều 167 Bộ Luật lao động. Người sử dụng lao động khi thương thảo với người lao động lớn tuổi cần đi kỹ các diều khoản và thức hiện các bổ sung cần thiết tùy từng trường hợp vào trong hợp đồng lao động.
3. Các hình thức trả lương và cách tính lương cơ bản
Có nhiều hình thức trả lương như: trả theo lương khoán, theo sản phẩm, theo doanh thu,… Mỗi hình thức lại có một công thức khác nhau. Tất cả đều phải đảm bảo nguyên tắc chính xác và đúng thời hạn.
Nếu trong trường hợp đặc biệt, không trả được lương đúng hạn thì thời hạn không được chậm quá 1 tháng nếu không từ ngày thứ 15 trở đi, doanh nghiệp sẽ phải chịu lãi suất tối thiểu khi huy động tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm trả chậm.
Kết luận
Mong rằng bài viết đã truyền tải được tất cả các vấn đề liên quan tới tính lương, thưởng của doanh nghiệp Việt Nam một cách tổng quát tới với độc giả. Các quản lý cần theo dõi sát sao các hoạt động công bố chính sách, nghị định, thông tư mới của chính phủ để kịp thời điều chỉnh cho doanh nghiệp của mình.

CÁCH QUY ĐỔI LƯƠNG NET SANG GROSS

CÁCH QUY ĐỔI LƯƠNG NET SANG GROSS NÊN QUAN TÂM ĐẾN LOẠI LƯƠNG NÀO ?
Doanh nghiệp và người lao động đều có 2 lựa chọn: lương net và lương gross. Chọn phương pháp tính lương nào để có lợi nhất? Cách quy đổi giữa chúng ra sao?
Lương net và lương gross là hai thuật ngữ khá quan trọng trong chính sách lương của doanh nghiệp. Vậy lương net là gì? Lương gross là gì? Cách quy đổi lương net sang lương gross như thế nào?

Lương net là gì? Lương gross là gì?
Lương gross là tổng thu nhập của người lao động. Lương gross bao gồm lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng và các khoản đóng bảo hiểm, thuế mà người lao động cần phải trả.
Lương net là số tiền thực tế mà người lao động có thể nhận được và “chi tiêu được”. Theo quy định thì người lao động cần phải đóng bảo hiểm và các loại thuế thu nhập cá nhân. Sau khi trừ đi các khoản này, số tiền mà họ có thể bỏ túi chính là lương net.
Người lao động và doanh nghiệp nên quan tâm đến lương net hay lương gross?
Ở Việt Nam, các công ty nước ngoài thường trả lương gross, trong khi các doanh nghiệp quốc nội lại ưa chuộng trả lương net. Vì sao lại có sự khác biệt này?

Lý do phổ biến nhất là tính minh bạch.
Về nguyên tắc, các cơ quan BHXH và cơ quan thuế tính khoản thu từ người lao động dựa trên tổng lương gross. Doanh nghiệp chọn trả lương gross sẽ tính toán các khoản nộp thay người lao động từ đúng con số này và đảm bảo nộp đủ tiền. Ngược lại, từ mức lương gross, người lao động cũng có thể chủ động tính được số tiền bảo hiểm, tiền thuế mà công ty đã đóng thay, từ đó đối chiếu với số lương thực tế mà mình được nhận.
Trong khi đó nếu ký hợp đồng lương net, một số doanh nghiệp sẽ mập mờ khi khai báo lương net thành lương gross với các cơ quan chức năng. Vì lương net thấp hơn lương gross nên mức đóng bảo hiểm, thuế mà công ty phải nộp thay người lao động sẽ thấp hơn.
Đây là một “chiêu trò” hiệu quả để các công ty giảm bớt chi phí và tiết kiệm tiền mặt. Tuy nhiên điều này có ảnh hưởng to lớn đến quyền lợi của người lao động. Do đóng ít tiền bảo hiểm hơn, quyền lợi của họ sẽ giảm đi, nhất là trong các trường hợp thai sản, tai nạn lao động, các quyền lợi an sinh xã hội khác,...
Dĩ nhiên cũng có trường hợp tuy ký hợp đồng lương net nhưng doanh nghiệp vẫn nộp đúng và đủ số tiền thuế, tiền BHXH cho người lao động. Nhưng để đảm bảo tính minh bạch và chủ động giữa cả hai bên, người lao động và doanh nghiệp nên ký hợp đồng theo lương gross.

Cách quy đổi lương net sang lương gross theo quy định
Ta có công thức biểu diễn mối quan hệ giữa lương net và lương gross như sau:

LUƠNG NET = LƯƠNG GROSS - (BHXH + BHYT + BHTN + THUẾ TNCN)

Cách tính cụ thể các thành phần trong đó như sau:

1. Tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm
Tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm mới nhất, theo quy định kể từ ngày 1/1/2018 lần lượt là:
BHXH: 8%, BHYT 1,5% và BHTN 1%. => Tổng cộng: 10,5%
  • Mức lương tham gia bảo hiểm: Được ghi theo bảng lương và hợp đồng lương của doanh nghiệp với người lao động. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
  • Phụ cấp phải được cộng vào để tính bảo hiểm bắt buộc bao gồm: phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thâm niên, khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp thu hút và các loại phụ cấp có tính chất tương tự.
  • Các khoản bổ sung khác đã thỏa thuận cũng được gộp vào để tính bảo hiểm bắt buộc.
Các khoản bổ sung không được gộp vào để tính BH bắt buộc bao gồm: tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác
2. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
2.1. Thuế TNCN với lao động dài hạn (thời gian hợp đồng > 3 tháng)
Thuế TNCN với lao động dài hạn được tính như sau:
Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
= (Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ) X Thuế suất
= (Tổng thu nhập - Các khoản được miễn thuế - Các khoản giảm trừ) x Thuế suất
Trong đó:
(1) Tổng thu nhập: Lương gross
(2) Các khoản được miễn thuế:
  • Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không vượt quá: 730.000 đ/tháng (Nếu doanh nghiệp tự nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho nhân viên thì sẽ được miễn toàn bộ, tức là không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN)
  • Tiền phụ cấp trang phục không quá 5.000.000đ/năm. (Nếu bằng hiện vật thì được miễn toàn bộ)
  • Mức khoán chi phụ cấp điện thoại, công tác phí theo quy chế của công ty
  • Tiền trả hay thuê nhà không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo)
  • Phần tiền chênh lệch giữa tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm việc ban đêm so với tiền làm ngày bình thường. Ví dụ: Làm ban ngày được 40.000 đ/h nhưng làm thêm giờ ban đêm được 60.000 đ/h. Suy ra thu nhập được miễn thuế là: 60.000đ - 40.000đ = 20.000đ/h.
  • Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân chi cho đám hiếu, hỉ của bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân.Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
  • Những khoản phúc lợi khác, hoặc các khoản phúc lợi trên nhưng vượt quá giá trị quy định sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Ngoài ra trong hợp đồng lao động, tất cả các khoản phụ cấp phải được quy định rõ điều kiện hưởng và mức hưởng.
(3) Các khoản giảm trừ:
  • Giảm trừ gia cảnh: Đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (có hiệu lực từ 1/7/2020, trước đó là 9 triệu đồng/tháng). Đối với mỗi người phụ thuộc vào người nộp thuế: 4,4 triệu đồng/tháng (có hiệu lực từ 1/7/2020, trước đó là 3,6 triệu đồng/tháng). Trong trường hợp có người phụ thuộc, phải đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh với cơ quan
  • Các khoản bảo hiểm bắt buộc: 10,5% của Tổng thu nhập (Lương gross)
  • Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
(4) Thuế suất:
Thuế suất thuế TNCN được biểu thị trong Biểu thuế luỹ tiến từng phần, quy định tại Phụ lục 01/PL-TNCN, Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
Quy định cụ thể như sau:

Biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính thuế suất thuế TNCN trong lương net và lương gross

2.2. Thuế TNCN với lao động thời vụ (thời gian hợp đồng > 3 tháng)
Thuế TNCN được khấu trừ cho trường hợp người lao động cư trú tại địa bàn, không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng, và có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên. Mức khấu trừ: 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
VD: Công ty A ký hợp đồng lao động với 1 nhân viên trong thời gian 2 tháng, mỗi tháng trả thu nhập 3.000.000đ và phụ cấp tiền ăn là 300.000đ.
Cách tính thuế TNCN lao động thời vụ (thời gian hợp đồng > 3 tháng) như sau:
Thuế TNCN phải nộp = (3.000.000 + 300.000) X 10% = 330.000
Như vậy trong trường hợp lao động thời vụ thì tiền ăn ca không được miễn giảm thuế TNCN.

2.3. Cách tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú
Cách tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế X 20%

Kết luận
Mong rằng bài viết trên đã cho các bạn được cái nhìn chính xác nhất về lương net và lương gross mà từ đó, doanh nghiệp và người lao động có thể chọn lựa phương thức tính lương phù hợp nhất. Nhưng dù chọn cách nào thì cũng cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích lâu dài.