CHUYỆN CỦA CỦI KHÔ


Ngày cửa ngày xưa, ở một khu rừng nơi rất xa, có một cành CỦI KHÔ. Ngày trước, Củi khô có một thân hình vô cùng đẹp đẽ. Nó thuộc một dòng tộc cây cao quý. Cụ của Củi khô là Già rừng, đã mấy trăm tuổi và được các dòng cây khác rất tôn kính. Củi khô sinh ra và lớn lên trong đặc ân đó nên nó rất hãnh diện. Nó ở cao hơn hầu như tất cả các bạn đồng lứa với nó. Nhờ dòng tộc vững mạnh, nó cũng được tiếp dưỡng những dòng chất, dòng nước mát lành nhất từ dưới đất. Và cũng nhờ dòng tộc cao lớn, nó cũng đón nhận được những giọt nắng và ngọn gió trong lành nhất. Củi khô được trang hoàng mình bằng những chiếc lá xanh to bản và những đóa hoa to, những quả trĩu cành. Củi khô nhớ lại những ngày tháng hạnh phúc ấy, những ngày tháng nó sẵn sàng cho đi hết nguồn năng lượng trong bản thân mình để hoa thêm ngát hương và quả thêm căng mọng.
Cũng chính sự cho đi ấy, và cũng vì sự màu mỡ của nó mà nó bị một loài sâu đục thân. Đầu tiên nó có vẻ hụt hẫng và lo lắng, tại sao mình lại đang ngày một khô héo, những chiếc lá xanh thẫm to bản bắt đầu chuyển sang đỏ vàng và lìa cành. Rồi đến lúc nó trơ chọi, chỉ còn thân xơ xác.
- Kìa, ở trên kia có một cành Củi khô to lắm. 
- Đâu anh? Cậu nhỏ hơn hỏi cậu lớn.
- Đó. Cành này vừa to, gỗ vừa chắc, lửa chắc chắn sẽ đượm lắm.
Lần đầu tiên, Củi khô được nghe thấy từ LỬA. Mà sao LỬA lại có liên quan tới mình nhỉ. 
- Mình trèo lên lấy về đi anh.
- Chắc phải đợi sang mùa BÃO em ạ. Cây to quá và cành cũng cao quá không trèo được. Phải đợi cơn Bão làm nó tự gãy xuống vậy.
- Vâng anh. Lúc đó anh em mình nhớ quay lại đây để đem nó về nhé. Lửa sẽ cháy rất to.
Củi khô lại giật mình về từ Lửa. Lửa là gì và nó có liên quan gì tới mình. Nhưng nó sẽ phải đợi tới tận mùa Bão cơ.
Mùa đông năm nay dài hơn rất nhiều vì Củi khô không còn tán lá che gió, cũng như nó yếu lắm rồi nên không đủ sức ăn dinh dưỡng. Nhưng không một phút giây nào nó không nghĩ tới Lửa. Mùa xuân nhanh chóng qua đi. Trong khi cành cây nào cũng ra xanh, chỉ có mình Củi khô không ra lá. Nhưng nó không buồn, vì nó đang mong mùa Bão tới để được BIẾT Lửa là gì, nó với Lửa có quan hệ ra sao.
Rồi mùa Bão cũng tới. Những cơn gió tạt mạnh qua cánh rừng, nghiêng rạp những tán lá. Củi khô vẫn vươn mình.
- Này anh Củi khô, anh không tránh đi là tôi sẽ làm anh rớt xuống đấy.
- Không sao, tôi mong chờ ngày này lâu lắm rồi .
- Vậy ư?
- Đúng vậy. Tôi muốn BIẾT Lửa là gì.
- Được rồi. Tôi sẽ giúp anh.
Cơn Bão giật mạnh và rắc, Củi khô thấy mình từ từ rơi xuống mặt đất. Một cảm giác thật dễ chịu, trong sự hân hoan, đón chờ.
- Anh ơi. Cành Củi khô đó đây rồi. 
- Uh nhỉ. Ba sẽ rất thích đây vì Lửa của nó sẽ cháy rất to.
Củi khô lại nghe thấy từ Lửa và lại háo hức vô cùng xen lẫn sự băn khoăn khó tả.
Hai anh em cuối cùng cũng kéo được Củi khô về đến một ngôi nhà. Ở đó có một cái lán chứa rất nhiều những cành Củi khô như nó. Hai anh em xếp gọn nó lên giá và líu lo bước vào nhà khoe với Ba chúng. 
- Này anh, anh từ đâu tới thế? Trông anh to như thế này sao lại bị đi làm Củi.
- À, tôi không may. Nhưng tôi đang rất vui vì tôi sắp thành Lửa.
- Lửa ư? Anh vui sao?
- Uh. Tôi thấy hai cậu bé nói Lửa của tôi sẽ to và lâu.
- Trời ơi. Anh không HIỂU gì cả. Lửa rất là nóng. Lửa có thể thiêu rụi anh và anh chẳng còn là gì cả. 
- Nóng ư? Không còn là gì ư? Tôi không biết, tôi không hiểu vì tôi đã gặp Lửa bao giờ đâu.
Nói rồi, nó cũng lo lắng và ân hận khi để Bão giúp nó lìa xuống đất. Nó lại ân hận những ngày tháng làm việc không giữ sức mình để sâu đục thân. Nó ước, nó giá như, nó khóc, nhưng cũng chẳng có nước mắt mà khóc vì nó là Củi khô mà.
- Ba ơi, cành củi khô hôm nay chúng con kiếm được đây ạ.
- Ôi chao, thật là tuyệt. Các con giỏi quá. Lửa của nó sẽ rất tuyệt đây.
Lúc đầu nó chỉ ước mình bé tí như mấy cành củi bên cạnh để ba tụi nhỏ không thấy. Nhưng khi nghe ông khen nó, nó lại thấy vững tâm hơn. Lửa là một cái gì đó theo như nó được giải thích là rất nóng, nhưng ông ấy lại khen nó sẽ là Lửa rất tuyệt. Nó nằm im, trầm ngâm về cái gọi là Nóng và cái gọi là Tuyệt đó. 
- Hôm nay mình sẽ dùng cành củi này chứ ba.
- Để vài hôm nữa con à.
- Khi mình làm lễ Tịnh hóa mình sẽ cần tới nó. Nó sẽ cho ngọn lửa tuyệt vời.
Thế là nó lại phải nằm đợi. Lại chứng kiến những tiếng la hét của các cành củi khác. Nhưng nó không sợ. Trong đầu nó, nó đang đón đợi ngọn Lửa tuyệt vời.
- Nào, hôm nay chúng ta sẽ đốt một đống lửa lớn nhé. À, cành củi của các con đây rồi. Ta sẽ đốt nó nhé. 
Hai cậu bé tiến lại đống củi, nó vươn mình để hai cậu khênh nó đi như ngày nào. 
Cái gì vậy? Nó bắt đầu CẢM thấy nóng. Đúng là nóng thật. Những ngọn Lửa bắt vào cành củi nhỏ và chúng la hét vì nóng. Củi khô cũng hơi sợ. Hóa ra là nóng thật, rồi rất nóng. Nhưng nó vẵm nghĩ đến hai từ "rất tuyệt". Nó sẽ cố gắng.
Những ngọn lửa lúc đầu bao phủ nó, sau nó nhận thấy, Lửa NHƯ LÀ chính nó. Đúng rồi. Lửa là chính nó. Nó chính là Lửa. Không còn nóng nữa. Ngọn lửa của nó là to nhất, đượm nhất và thật là tuyệt vời. Rồi nó thấy toàn thân nó sáng bừng. Ánh sáng phủ trùm khắp không gian. Một thứ ánh sáng diệu huyền mà nó chưa bao giờ được thấy. Củi khô tan ra, tan ra và hòa cùng ánh sáng.
***
Một số thông điệp truyền tải:
- đừng lãng phí quãng thời gian tươi đẹp để rồi đến khi bị bệnh thì quá muộn
- nghịch cảnh lại là một cơ hội để chúng ta giải thoát 
- tất cả phải tự mình nỗ lực chứng ngộ qua các tầng: BIẾT, HIỂU, CẢM, NHƯ LÀ
- chỉ cần biết đích đến thì hãy vững tin bước, kiên trì thực hành cuối cùng rồi cũng tới

NGƯỜI TÍNH KHÔNG BẰNG TRỜI TÍNH

Trong kiếp nhân sinh này, mỗi người đều có sự lựa chọn của mình, 8 câu chuyện rất ngắn sau có thể giúp bạn nhận ra lựa chọn nào là quý trong đời.

1. Chiếc đồng hồ ở đâu

Chiếc đồng hồ của người cha biến đâu mất tìm không thấy, làm cha rất khó chịu, lật khắp nơi cũng tìm không ra. Đợi người cha đi ra khỏi phòng, cậu con trai liền lặng lẽ vào phòng, không lâu sau thì tìm thấy. Người cha hỏi: Sao con tìm thấy vậy? Con trai trả lời: Con chỉ ngồi yên lặng một chút, không lâu sau nghe thấy tiếng tích tắc của đồng hồ ….

Chúng ta càng nôn nóng tìm kiếm, càng không tìm thấy thứ mà mình muốn, chỉ có bình tâm, mới có thể nghe thấy tiếng vọng trong tâm mình.

2. Khi nào thì được là chính mình

Khi cho đầy sữa vào một cái cốc thủy tinh, mọi người nói: đây là cốc sữa; khi cho đầy dầu vào đó, mọi người lại nói: đây là một cốc dầu. Chỉ có khi cốc trống rỗng, mọi người mới nhìn nhận nó là cái cốc.

Khi trong lòng chúng ta đong đầy học vấn, tiền tài, quyền lực thành quả và định kiến, thì không phải là bản thân chúng ta. Thường thường có được tất cả, ngược lại không thể có chính bản thân mình.

3. Ai hạnh phúc

Có hai con hổ, một con ở trong lồng sắt, một con ở ngoài thiên nhiên hoang dã. Cả hai con hổ đều cho rằng hoàn cảnh sống của mình không tốt, nên đều ước ao ngưỡng mộ đối phương.

Thế là chúng quyết định thay đổi thân phẩn, khi mới bắt đầu cả hai đều rất vui vẻ. Nhưng không lâu sau đó, cả hai con hổ đều bị chết; một con chết vì đói khát, một con chết vì u buồn.

Có lúc, mọi người coi thường hạnh phúc bản thân mình đang có mà chỉ chăm chăm ngưỡng mộ hạnh phúc của người khác. Kỳ thực, tất cả những điều bạn có có thể chính là điều người khác đang ngưỡng mộ. Chỉ là bạn không đủ trân trọng nó mà thôi

4. Nhân quả không sai

Có một người lính bị quân địch truy sát bất ngờ nên tháo chạy vào một hang núi. Quân địch đuối sát đằng sau gần bắt được anh ta, anh ta ở trong hang cầu nguyện để không bị quân địch phát hiện. Bỗng nhiên cánh tay bị đau như ai cắn, hóa ra đó là một con nhện, anh ta đang muốn giết con nhện đó, bỗng nhiên trong tâm nảy sinh thương cảm, liền thả con nhện ra. Không ngờ con nhện bò ra cửa hang dệt một cái mạng nhện mới hoàn chỉnh, quân địch truy sát tới cửa hang nhìn thấy một cái mạng nhện che kín, đoán là trong động không có người liền bỏ đi.

Có nhiều khi, giúp đỡ người khác cũng đồng thời là đang giúp đỡ chính mình.

5. Có bao nhiêu tiền thì mua được xe

Có một chàng trai đi mua xe, cần số tiền là 10 ngàn USD nhưng chàng trai chỉ mang có 9998 USD tiền mặt, thiếu 2 USD. Bỗng nhiên anh ta phát hiện ngoài cửa có một người ăn mày, liền qua nói với người ăn mày: “Cầu xin anh, cho tôi 2 USD nhé, tôi muốn mua xe” Người ăn mày nghe xong, hào phóng đưa cho anh chàng 4 USD và nói: “ Mua giúp tôi luôn một chiếc xe nhé.”

Nếu bạn hoàn thành tới hơn 90% nhiệm vụ, thì người khác có thể hỗ trợ giúp bạn thành công một cách nhẹ nhàng như trở bàn tay, ngược lại, nếu bạn không làm bất kể việc gì, thần tiên cũng không cứu được bạn.

6. Đun nước thế nào

Sư phụ hỏi: Nếu con phải đun sôi một ấm nước, nhóm lửa đun được một nửa thì phát hiện không đủ củi, vậy thì con phải làm như thế nào? Có đệ tử nói vậy thì phải nhanh chóng đi tìm, có người nói đi mượn, có người nói đi mua. Sư phụ lại hỏi: ‘Tại sao không đổ bớt nước trong ấm ra nhỉ?’

Vạn sự việc trên thế giới này không phải đều như ý, có thể xả bỏ thì mới có thể đắc được.

7. Người tính không bằng Trời tính

Có một người thành phố, năm 1984 vì mong muốn xuất ngoại, nên bán đi căn nhà tứ hợp viện với giá 300 nghìn tệ, rời quê hương đến Italia để đào vàng. Dầm mưa dãi nắng chịu bao vất vả, ban đêm thức học ngoại ngữ, bị cướp 7 lần bị đánh 3 lần ở khu dân nghèo. Vất vả tiết kiệm, đến nay đã tóc điểm sương mai, 30 năm rồi, cuối cùng tiết kiệm được 1 triệu ERO, (khoảng 7 triệu 450 NDT), dự định về nước để hưởng thụ vinh hoa phú quý. Vừa về nước, phát hiện ra căn nhà tứ hợp viện mà năm xưa bán đi môi giới treo giá bán 80 triệu NDT, trong chớp mắt giật mình suy sụp…

Có lẽ nhân sinh cả kiếp người ta hơn một nửa là bận rộn mù quáng… có những lúc, lựa chọn đúng còn quan trọng hơn sự chăm chỉ.

8. Nước hoa

Nước hoa trong các công ty mỹ phẩm, 95% đều là nước, chỉ có 5% là khác nhau, đó là bí quyết của từng công ty. Con người cũng như vậy, 95% cơ bản là đều như nhau, sự khác biệt là tầm quan trọng đặc biệt trong 5% kia, đó chính là những đặc biệt về phẩm chất tu dưỡng đạo đức của con người, những vui buồn đau khổ và dục vọng của con người.

Tinh dầu thơm của nước hoa phải chiết xuất 5 năm, 10 năm mới có thể cho vào làm thành nước hoa, con người cũng như vậy, phải trải qua quá trình rèn luyện trưởng thành, mới có sự thú vị độc đáo độc nhất vô nhị của bản thân.

Đại Kỷ Nguyên biên dịch

HÒN ĐÁ SẼ CHÌM HAY NỔI ?

Thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế, một hôm Ngài cùng các đệ tử đi đến một con sông. Nước sông mênh mông, chảy xiết. Đức Phật cúi xuống nhặt một hòn đá khá to lên rồi quay lại hỏi các đệ tử:

“Các con hãy trả lời ta, hòn đá này ném xuống sông thì nổi hay chìm?”.

Vừa nói dứt lời thì Đưc Phật ném hòn đá xuống sông. Đương nhiên hòn đá đã bị chìm mất. Chúng đệ tử không hiểu ý thầy hỏi là thế nào, thầm nghĩ: “Đá ném xuống nước tất nhiên phải chìm rồi”.

Họ đồng thanh thưa: “Thưa Thế Tôn, đá chìm ạ”.

Đức Phật thở dài nói: “Ài! Hòn đá này thật là vô duyên”.

Nghe thầy than thở, đệ tử càng ngơ ngác suy nghĩ: “Đá ném xuống nước phải chìm, đấy là lẽ tự nhiên. Sao lại có hòn đá vô duyên hay hòn đá có duyên chứ?”.

Đức Phật chậm rãi nói: “Có hòn đá vuông mỗi chiều 3 thước, đặt xuống nước không những không chìm mà nó còn qua được bên kia khô ráo. Các ngươi có thể nói cho ta biết vì sao không?”.

Các đệ tử suy nghĩ một hồi lâu vẫn không tìm ra lời giải đáp, xin thầy giảng giải.

Đức Phật trả lời:

“Đơn giản quá, chẳng qua hòn đá ấy có thiện duyên. Đó là nhờ cái thuyền, đá đặt trong thuyền chở qua sông, rõ ràng không chìm mà cũng không ướt.

Con người ta cũng như vậy thôi, nếu ai gặp thiện duyên thì mọi việc tốt đẹp. Vậy nên con người ta sinh ra trên đời phải chọn thầy tốt mà học, chọn bạn tốt mà chơi, chọn điều tốt mà theo. Đấy chính là thiện duyên của con người vậy”.

KHÔNG TĂNG LƯƠNG, LÀM SAO ĐỂ NHÂN VIÊN VẪN HĂNG SAY LÀM VIỆC

Không tăng lương, làm sao để nhân viên vẫn hăng say làm việc?


"Bó cỏ của con lừa" và câu hỏi quản trị muôn thuở: Không tăng lương, làm sao để nhân viên vẫn hăng say làm việc?"

Ai cũng có tâm lý, cho lừa ăn ít cỏ nhưng muốn nó chở nhiều. Tuy nhiên, ngay cả khi có nhiều cỏ trong tay thì việc cho lừa ăn như thế nào cũng là việc cần tư duy và nghệ thuật!

Tạo động lực làm việc cho nhân viên vẫn luôn là vấn đề quan tâm của tất cả các nhà quản lý, làm sao để nhân viên làm việc hiệu quả hơn, với nguồn tài nguyên hữu hạn.

Tuy nhiên có lẽ mãi sau này người ta mới phát minh ra chuyện tạo "động lực làm việc" chứ ban đầu thì đề tài ngắn lắm, chỉ là: "Việc đây, có chừng này người, mai xong nhé!"
Rồi đúng hẹn, việc xong. Và hôm sau: "Việc đây, vẫn thế, bớt đi một người nhé! Vẫn mai xong". Việc vẫn thế, vẫn đúng hẹn. Nhưng hơi mệt. Cứ thế, thỉnh thoảng lại bớt đi một người mà việc vẫn thế. Nên càng ngày càng mệt hơn.

Nguyên do mọi chuyện là tâm lý của kẻ nuôi lừa: bình thường cho lừa ăn 3 bó cỏ để kéo xe, có hôm bỗng dưng thiếu cỏ, chỉ có 2 bó mà vẫn kéo xe bình thường. Ơ thế là ăn 3 bó làm gì nhỉ? Rồi sau nữa chỉ còn 1 bó vẫn kéo được. Thế thì cần gì ăn? Cắt hết luôn.

Ai cũng có tâm lý của kẻ nuôi lừa nên chỉ muốn được nhiều mà mất ít. Chỉ đến khi lừa lăn ra chết mới phát hiện ra muốn lừa kéo được xe thì phải cho nó ăn, nhiều ít thế nào chưa biết nhưng không thể bắt nó nhịn mà kéo xe được. Sau khi thông minh hơn một chút thì người ta đặt câu hỏi khác đi: Cần cho lừa ăn ít nhất bao nhiêu bó cỏ thì nó vẫn kéo được xe? Rõ là thông minh hơn hẳn và đó là bài toán cần phải giải.

Đây là bài toán căn bản nhất của quản trị: đạt mục tiêu với mức tiêu tốn tài nguyên thấp nhất. Với một lượng cỏ đã biết, làm thế nào để lừa kéo xe khỏe nhất? Câu hỏi này quen thuộc hơn.

Maslow, Herzberg (*) là những cái tên được nhắc đi nhắc lại khắp nơi mỗi khi người ta buộc phải đặt vấn đề về động cơ làm việc của con người.

Câu hỏi nghiên cứu của các ông ấy đặt ra có lẽ chỉ đơn giản là: Làm thế nào để khiến cho công nhân làm việc hăng say hơn trong khi vẫn trả chừng đó lương?

Phát triển câu hỏi thêm một bước, các ông nhận ra rằng người công nhân sẽ làm việc hăng say hơn nếu họ cảm thấy vui hơn, hài lòng hơn, thỏa mãn hơn với những gì nhận được.

Tiếp tục nghiên cứu xa hơn nữa thì các ông cho rằng nếu đưa cho người công nhân đúng cái họ đang cần thì họ sẽ vui hơn, hài lòng hơn, thỏa mãn hơn, từ đó có thể là họ sẽ làm việc tích cực hơn.

Đến đây thì xuất hiện vấn đề trọng yếu: "Cái họ đang cần" là cái gì? Nếu hỏi người công nhân thì họ sẽ nói: "Em đang cần lương! Cứ trả lương càng nhiều là em vui ngay, đừng loay hoay nghiên cứu làm gì cho mệt!"

Lúc này thì bà toán gốc có nguy cơ bị vỡ, vì giải pháp chi là trả nhiều lương cho công nhân thì Maslow và Herzberg rất không đáng được nhận lương. May mắn cho những người trả lương là không phải ai cũng muốn lương nhiều, không phải lúc nào công nhân cũng đi làm vì lương. Maslow và Herzberg đã được nhận lương sau khi đưa ra kết luận đó, nó là kết luận được mong chờ.

Nói thế cho vui, thật ra các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, động cơ khiến người công nhân làm việc hăng say hơn bao gồm nhiều thứ chứ không đơn nhất. Người thì phân cấp như Maslow, người thì chia nhóm như Herzberg, nhưng chung quy lại, các động cơ được nhắc đến đều bao gồm... lương! Kết luận thứ nhất, mà sẽ không có thứ hai: nói gì thì nói, cứ phải là lương cái đã!

Toán học một chút: lương là điều kiện cần, còn một loạt các thứ khác là điều kiện đủ để người công nhân hăng say làm việc. Bi kịch là không có lương thì không ai làm gì cả, nhưng có lương thì cũng chưa chắc người ta đã làm việc. Ở đây hiểu theo nghĩa là làm ra kết quả rõ ràng, chứ làm chỉ để làm thì... ai cũng đang làm cả, trong mọi hoàn cảnh.

Cho nên, nhiệm vụ của người quản lý không chỉ đảm bảo điều kiện cần mà còn phải đảm bảo cả các điều kiện đủ tao dong luc nhan vien

Ngoài lương, người công nhân còn quan tâm đến gì nữa? Nếu đặt câu hỏi này với một người cụ thể thì câu trả lời sẽ khá dài, bởi thực tế, mong muốn và mối bận tâm của con người là vô hạn và liên tục thay đổi theo hoàn cảnh. May mắn là chúng ta đã có Maslow và Herzberg cũng những kết quả nghiên cứu của các ông. Nếu theo dõi, chúng ta có thể nhận thấy các tổng kết đó nhắc đến môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, sự nhìn nhận của những người xung quanh, phần thưởng (cả vật chất và tinh thần).

Nếu như điều kiện cần đã được nhắc đến ở trên là lương thì điều kiện đủ lại trừu tượng hơn, nên để tạo ra chúng vừa dễ mà vừa khó. Dễ ở chỗ ai cũng có thể nói là mình đã tạo ra đủ rồi, còn lại là do cảm nhận của người khác. Khó là bởi chính người muốn tạo ra chúng cũng không biết làm thế nào là đúng. Chính vì vậy, ở đây cần rất nhiều sự khéo léo và kinh nghiệm.

Từ quan điểm của nhân viên, thì các điều kiện đủ là những thứ mà họ rất muốn nhưng lại không dám hi vọng, vì khả năng mà người quản lý không đáp ứng được là rất cao. Bởi hứa và thất hứa vẫn là chuyện mà ông sếp nào cũng gặp trong đời, thật ra là gặp rất thường xuyên.

Xem ra tình hình có vẻ rối. Có người sẽ bảo: "Quan tâm làm gì! Việc đấy, lương đấy, làm tốt thì làm, không làm thì... nghỉ". Không ai có thể phản bác lại quan điểm này bởi nó chẳng có gì sai trái, thậm chí còn chứng minh hiệu quả thuyết phục ở khá nhiều môi trường khác nhau.

Chỉ có điều, con người không phải là cái máy với các cơ phận, mà lại là một thực thể vô cùng tế nhị, và ở một mức độ nào đó là khá... mong manh. Cho nên, cứng rắn hay mềm mỏng với họ cũng buộc phải rất tế nhị, nếu không muốn trả giá.

Ngay cả khi có nhiều cỏ trong tay thì việc cho lừa ăn như thế nào cũng là việc cần tư duy và nghệ thuật!

(*) Thuyết hai nhân tố của Herzberg

Frederick Herzberg là nhà tâm lý học người Mỹ, cha đẻ của thuyết hai nhân tố. Học thuyết này đã và đang được các nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng rộng rãi.

Các nhà quản lý thường cho rằng đối ngược với thỏa mãn là bất mãn và ngược lại. Nhưng, Herzberg lại cho rằng đối nghịch với bất mãn không phải là thỏa mãn mà là không bất mãn và đối nghịch với thỏa mãn không phải là bất mãn mà là không thỏa mãn.

Phát hiện của Herzberg đã tạo ra một sự ngạc nhiên lớn vì nó đã đảo lộn nhận thức thông thường.

Các nhân tố liên quan đến sự thỏa mãn đối với công việc được gọi là nhân tố động viên (Motivator) – nhân tố bên trong. Các nhân tố liên quan đến bất mãn được gọi là các nhân tố duy trì (Hygiene Factors) - nhân tố bên ngoài.

Các nghiên cứu của Herzberg đã cung cấp dữ liệu để ông đã đề xuất mô hình hai nhân tố:

- Nhân tố không hài lòng (demotivate factor): là tác nhân của sự không hài lòng của nhân viên trong công việc tại một tổ chức bất kỳ, có thể là do:

Chế độ, chính sách của tổ chức đó

Sự giám sát trong công việc không thích hợp

Các điều kiện làm việc không đáp ứng mong đợi của nhân viên

Lương bổng và các khoản thù lao không phù hợp hoặc chứa đựng nhiều nhân tố không công bằng

Quan hệ với đồng nghiệp "có vấn đề"

Quan hệ với các cấp (cấp trên, cấp dưới) không đạt được sự hài lòng

- Nhân tố hài lòng (motivator factor): là tác nhân của sự hài lòng trong công việc:

Đạt kết quả mong muốn (achievement)

Sự thừa nhận của tổ chức, lãnh đạo, của đồng nghiệp (recognition)

Trách nhiệm (responsibility)

Sự tiến bộ, thăng tiến trong nghề nghiệp (advancement)

Sự tăng trưởng như mong muốn (growth)

(*) Tháp nhu cầu của Maslow

Tháp nhu cầu của Maslow được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation, là một trong những lý thuyết quan trọng nhất của quản trị kinh doanh, đặc biệt là các ứng dụng cụ thể trong quản trị nhân sự và quản trị marketing .

Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs).

Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.

Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, an toàn, vui vẻ, địa vị xã hội , sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân...


(Bài viết tham khảo nội dung trong cuốn sách "Quản trị học vui vẻ" của tác giả Vũ Thái Hà).

Châu Anh (tổng hợp)
Theo Trí Thức Trẻ

BA CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA CUỐI NĂM

Câu chuyện 1: THỜI GIAN
Một kỹ sư đã tính được rằng với một thanh sắt nặng 5kg, chúng ta có thể làm được một trong các việc sau đây:
  • Nếu làm đinh sẽ bán được 10 USD.
  • Nếu làm kim may sẽ bán được 300 USD.
  • Còn nếu dùng làm những cái lò xo đồng hồ sẽ đem lại 25.000 USD

Mỗi ngày đều cho chúng ta 24h bằng nhau, còn sử dụng những nguyên liệu đó như thế nào, dùng chúng để làm gì là tùy thuộc chúng ta. Thời gian là một trong những thứ hiếm hoi duy nhất mà khi đã mất rồi chúng ta không thể nào tìm lại được. Tiền bạc mất đi có thể tìm lại được. Ngay cả sức khỏe nếu mất đi cũng có khả năng phục hồi được. Nhưng thời gian sẽ không bao giờ quay bước trở lại.
Bài học: Không có cụm từ nào tai hại cho bằng ba chữ “Giết – thời – gian”. Nhiều người tìm những thú vui, tìm những việc làm để chỉ mong giết thời gian. Thật ra chúng ta được ban cho thời gian để sử dụng chứ không phải để giết chúng.


Câu chuyện 2: MUỐN THÀNH CÔNG, HÃY BIẾN ĐIỀU ĐÓ TRỞ THÀNH LỰA CHỌN DUY NHẤT

Năm 210 trước Công Nguyên, tướng nước Sở là Hạng Võ đưa quân vượt sông Dương Tử để đánh đại quân Tần. Khi đêm xuống, quân Hạng Võ đóng trại nghỉ trên bờ sông. Khi thức dậy, họ hoảng hốt khi thấy thuyền của mình đều bốc cháy. Họ ráo riết truy lùng thủ phạm đã đốt thuyền, nhưng sau đó họ phát hiện ra chính Hạng Võ đã đốt toàn bộ thuyền bè và ông còn ra lệnh đập vỡ hết nồi niêu.
Hạng Võ giải thích với binh lính rằng khi không có nồi niêu, không có thuyền bè, họ sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chiến đấu tới cùng để giành chiến thắng hoặc bỏ mạng. Việc làm trên tạo ra một hiệu ứng tinh thần to lớn đối với binh lính của ông: họ giương cao giáo mác, cung tên, tấn công kịch liệt vào kẻ thù, giành chiến thắng năm trận liên tiếp và tiêu diệt gọn đại quân nhà Tần.

Bài học: Khi bạn đủ dũng cảm để đi đến trạng thái không còn đường lùi, bạn sẽ đủ dũng khí để thành công.
Câu chuyện thứ 3: CHỈ CÓ NGƯỜI NÀO DÁM ƯỚC MƠ MỚI CÓ THỂ BIẾN ƯỚC MƠ THÀNH HIỆN THỰC
Có một chàng trai năm 21 tuổi làm ăn thất bại, năm 22 tuổi tranh chức nghị viện thất bại, năm 24 tuổi việc làm ăn thất bại, năm 26 tuổi, người yêu qua đời, năm 27 tuổi, từng cảm thấy tuyệt vọng với cuộc sống. Năm 34 tuổi, cạnh tranh chức nghị viên lại thất bại, năm 36 tuổi, vẫn là cạnh tranh chức nghị viện thất bại, năm 45 tuổi vẫn thất bại, năm 47 tuổi ứng tuyển phó tổng thống không trúng cử, năm 49 tuổi, lại không trúng cử, năm 52 tuổi, trúng cử chức vị tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 16.
Người đàn ông này chính là Lincoln, bởi vì ông ta tin tưởng vững chắc rằng chỉ là Thượng Đế đang lùi lại chứ không phải là cự tuyệt lời thỉnh cầu của ông. Cho nên, ông luôn luôn nỗ lực kiên trì hết mình và cuối cùng ông đã thành công.
Bài học: Có thể cho phép một người thất bại nhiều lần, thậm chí thất bại nhiều lần ở cùng một việc, nhưng không cho phép vì nhiều lần thất bại ở cùng một việc mà từ bỏ việc đó. Vì vậy, chỉ có người kiên trì với ước mơ của mình mới có cơ hội biến nó thành hiện thực.
Nguồn: http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/ba-cau-chuyen-y-nghia-cuoi-nam.html

ĐỔI KHOAI TÂY LẤY VÀNG

Ở một miền quê nọ, đã nhiều tháng qua không có hạt mưa nào rơi xuống, hạn hán kéo dài khiến tất cả người dân trong vùng phải di tản. Lão Vương cũng có mặt trong hàng người di cư đó, lúc ấy tài sản duy nhất mà lão mang theo chỉ là một bao tải khoai tây.

Trên đường, lão Vương gặp hai cha con nhà nọ, nhìn bộ dạng họ có thể đoán rằng cả hai đang rất đói. Người cha cũng mang theo một bao tải có vẻ rất nặng trên lưng. Nhìn thấy lão Vương, ông ta đã xin lão rủ lòng thương cho con trai mình một củ khoai tây, nhưng lão Vương từ chối.



Người cha bèn thương lượng: “Vậy ngài có thể bán tải khoai tây của ngài cho tôi không? Tôi có rất nhiều tiền, vàng bạc đều đủ cả”. Nói rồi, ông ta mở bao tải ra, trong đó có cơ man nào là các đồng tiền vàng và bạc.

Từ nhỏ lão Vương đã sống trong nghèo túng, thế nên chưa bao giờ lão được nhìn thấy nhiều vàng đến thế. Vì thế lão Vương đã đồng ý mà không cần đắn đo suy nghĩ. Người cha đổi tải vàng lấy tải khoai tây, nhưng vì sợ lão Vương đổi ý, ông vội vàng dắt con trai cao chạy xa bay.

Lão Vương sung sướng với số tiền vàng trong tay, vì chỉ trong nháy mắt lão đã trở thành người giàu có. Nhưng hỡi ôi, lão không thể kiếm được gì để ăn, ngay cả cỏ cây ven đường cũng chết héo dưới nắng hạn, đến lúc này lão Vương mới thấy ân hận vì sai lầm của mình. Cuối cùng, lão Vương đói lả mà qua đời.

Sau khi chết, lão Vương xuống địa ngục gặp Diêm Vương. Ngài nói:

– Ta đã cho ngươi một cơ hội sống – một tải khoai tây đủ để ngươi nuôi sống bản thân tới khi đến miền đất hứa – thế mà ngươi lại vì lòng tham mà không biết giữ mình.

– Tôi quá nghèo nên mới mờ mắt trước số tiền vàng đó – Lão Vương buồn bã nói.

– Thực ra ngươi chỉ cần bán một nửa số khoai tây là được rồi.

Diêm Vương ngập ngừng rồi nói tiếp:

– Trong kiếp sống kế tiếp, lão có thể chọn một trong hai điều sau: Hoặc là được rất nhiều người phục vụ, hoặc là lão đi phục vụ mọi người. Vậy lão chọn gì?

Không cần cân nhắc, lão Vương chọn điều đầu tiên.

30 năm sau, lão Vương lại xuống âm tào địa phủ, và lần này lão than rằng đã bị Diêm Vương ‘lừa bịp’.

– Cớ sao ngươi lại cho rằng ta đã bịp ngươi? – Diêm Vương hỏi.

– Ngài hứa rằng tôi sẽ được mọi người phục vụ, vậy mà lại biến tôi thành kẻ ăn xin ròng rã suốt 30 năm!

Diêm Vương nghiêm nghị nói:

– Đúng vậy, đó là bởi lão quá tham lam muốn mọi người phải phục vụ mình. Thôi được rồi, ta sẽ cho lão thêm một cơ hội trong kiếp sống tiếp theo. Lần này, lão muốn được canh giữ một vùng đất rộng lớn, hay muốn được canh giữ một núi vàng?

Lão Vương suy nghĩ một hồi rồi quyết định chọn núi vàng. Diêm Vương chỉ thở dài nhìn theo lão Vương tiến vào kiếp sống mới, cuối cùng ngài lẩm bẩm:

– Thật tội nghiệp, ông ta nghèo vì chính lòng tham vô đáy của mình. Nếu chọn canh giữ vùng đất, ông ta sẽ được làm quan huyện. Nhưng tiếc là ông ta lại chọn núi vàng, vì thế sẽ chỉ là con chuột sa chĩnh gạo mà thôi. Ngay cả khi ấy, ông ta cũng không thể ăn hết cho được!

Quả thật, chúng ta không thể thay đổi số phận, nhưng lại có thể kiểm soát trái tim mình. Vì vậy hãy giữ tâm thuần khiết, bởi phúc đức đều từ tâm của bạn mà sinh ra.

NHỮNG BỨC ẢNH CÓ THỂ THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN


Người giơ tay về phía bạn chưa chắc họ đã thực lòng muốn cứu bạn.


Đôi khi cuộc sống có nhẹ nhàng thoải mái hay không là cách bạn lựa chọn con đường đi như thế nào.

Thành công đôi khi đánh đổi bởi giây phút chán nản trong hành trình , Nếu bạn muốn bỏ cuộc ngay bây giờ thì hãy nhớ lại những lý do khiến bạn bắt đầu cuộc hành trình ấy, người thành công là người kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng


Không cần bảo thủ quy tắc, dám sáng tạo làm những điều mới mẻ để vượt xa hơn đối thủ.


Không quan trọng bạn đi nhanh hay chậm điều quan trọng là đi đúng hướng, phương hướng không đúng thì càng cố gắng bao nhiêu càng gian nan bây nhiêu.


Nắm trong tay nhiều tài nguyên đến đâu không quan trọng. điều quan trọng là cách bạn sử dụng tài nguyên như thế nào, Nếu bạn không biết cách sử dụng chúng thì vĩnh viễn không bao giờ là đủ.


Thay đổi góc nhìn thay đổi suy nghĩ , Không có đúng cũng không có sai mà chỉ là cách nhìn khác nhau của bạn về sự vật hiện tượng mà thôi. Hãy luôn đặt mình vào vị trí của người khác để có cái nhìn toàn diện.


Có một ngày, bạn cảm thấy cuộc sống thật gian nan, nhưng như vậy thì thành quả gặt hái có thể sẽ rất to lớn.


Nếu bạn không tự xây dựng ước mơ cho mình thì người khác sẽ thuê bạn xây dựng ước mơ của họ” không ai đánh thuế ước mơ vậy tại sao bạn không giám ước mơ


Một trong những lý do hàng đầu mà hầu hết khiến mọi người không đạt được thứ họ muốn là vì họ không biết họ đang mong muốn điều gì. Sự rõ ràng là sức mạnh


Ai cũng nghĩ là mình đúng mà thật ra không có ai đúng ai sai cả , chỉ là ta không chịu đứng vào vị trí của người kia để mà hiểu.


Đừng làm việc CHĂM CHỈ. Hãy làm việc KHÔN NGOAN. Đừng làm việc KHÔN NGOAN. Hãy làm cho ĐÚNG.” Khi bạn có quá nhiều giải pháp, thì hãy sáng suốt chọn ra MỘT PHƯƠNG ÁN phù hợp nhất đối với mình để thực hiện.


Những gì bạn nhận được khi hoàn thành mục tiêu không quan trọng bằng bạn trở nên như thế nào sau khi đạt được mục tiêu đó.